Tại sao răng bọc sứ lâu năm lại bị đau?
Khi thực hiện bọc răng sứ, người bệnh có thể trải qua cảm giác ê buốt và đau nhức trên răng sứ trong khoảng thời gian từ 3 – 7 ngày đầu tiên. Điều này là một biểu hiện hoàn toàn tự nhiên và không có gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu răng bọc sứ lâu năm đau nhức có thể do một số nguyên nhân sau:
Răng yếu
Nếu người bệnh có nền răng yếu và cơ địa nhạy cảm thì trong quy trình bọc răng sứ, việc mài răng kết hợp với áp lực nhai mạnh sẽ tạo ra lực đè nén đối với những răng đã được mài. Điều này làm phát sinh tình trạng ê buốt và đau nhức và có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần đầu. Chính vì vậy, trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát trình trạng răng của người bệnh để phát hiện xem người bệnh đó có mắc các vấn đề về nướu hoặc răng hay không.
Xem thêm: Cắt nướu giá bao nhiêu? Khi nào nên cắt nướu răng?
Tuỷ răng chưa được lấy hết
Đối với những trường hợp phải điều trị tuỷ trước khi bọc sứ, nếu quá trình này không được thực hiện đúng cách sẽ gây ra trình trạng răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức. Viêm mô nướu không được phát hiện kịp thời, không được điều trị hiệu quả hoặc không xử lý hết vết tuỷ viêm thì việc bọc răng sứ có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng lớn đến dây thần kinh. Tình trạng này khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, khó chịu, suy nhược cơ thể, việc sưng đau kéo dài thậm chí cần phải nhổ bỏ răng.
Chính vì vậy, việc răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín của bạn. Đây chính là điều kiện cần và đủ để giúp bệnh nhân tránh những tình huống không mong muốn cũng như ngăn chặn các biến chứng sau khi bọc răng sứ.
Kỹ thuật bọc răng chưa chuẩn
Việc lựa chọn bác sĩ nha khoa với trình độ tay nghề kém trong quá trình bọc răng sứ có thể dẫn đến những sai sót nghiêm trọng. Nếu bác sĩ mài răng sai tỷ lệ, thao tác mài không chuẩn xác có thể khiến men răng bị màu quá nhiều, làm lộ ngà răng. Bên cạnh đó, việc răng sứ được lắp không chuẩn, không khít với nướu sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn bám lại trên răng, khó vệ sinh răng và cũng gây ra tình trạng viêm, sưng đau kéo dài.
Răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức xuất phát từ việc bị lệch khớp cắn do bọc răng. Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không chuẩn làm răng sứ bị lệch so với răng đối diện hoặc nhô cao hơn so với bình thường. Điều này tạo áp lực lên răng khi nhai, gây vướng cộm và đau khớp thái dương hàm. Nếu tình trạng đau nhức, ê buốt không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật sau này.
Những thói quen xấu
Sau khi bọc răng sứ, nếu người bệnh ăn đồ quá cứng hoặc quá dai, đồ quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến răng bị ê buốt, đau nhức. Ngoài ra, nếu không chú ý vệ sinh răng miệng sau khi ăn một cách cẩn thận và kỹ càng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công răng sứ gây ra cảm giác đau tê.
Nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức có thể đến từ thói quen sinh hoạt xuất của người bệnh. Nếu vẫn duy trì thói quen nghiến răng làm các răng đối diện tác động liên tục và mạnh mẽ đến răng sứ sẽ khiến răng phải chịu áp lực lớn. Do đó, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức vào hôm sau.
Mắc bệnh lý về răng miệng
Răng bọc sứ bị đau có thể là do người bệnh mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu hay sâu răng. Khi bị viêm nướu, viêm nha chu, bạn cần phải suy xét thật kỹ trước khi quyết định có nên bọc răng sứ hay không. Bởi vì nướu bị viêm có xu hướng dễ tụt khỏi chân răng, không giữ chắc răng trên cung hàm. Dẫn đến tuổi thọ của răng sứ giảm, nặng hơn có thể gây mất răng thật.
Đối với người bệnh bị sâu răng, nếu không nạo sạch các vết sâu trước khi bọc sứ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có thể bám vào vết sâu, tấn công tủy răng, gây nhiễm trùng, viêm tủy, áp xe, thậm chí hỏng răng.
Cách khắc phục khi răng sức bị đau nhức
Tình trạng răng sứ bị đau nhức tròn 1-2 ngày đầu tiên sau khi làm là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Bạn có thể làm dịu bằng cách sử dụng thuốc giảm đau tạm thời hoặc các phương pháp tại nhà như sau:
Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,.. có thể giúp bạn giảm đau ngay sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, người bệnh cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh bị quá liều hoặc tránh bị nhờn thuốc.
Chườm đá lạnh: Đây là biện pháp tạm thời giảm giảm sưng đau khi bọc răng sứ. Người bệnh có thể sử dụng khăn mềm, cho một cục đá vào và chườm lên những khu vực gần răng bị sưng đau. Lưu ý không được chườm trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ bởi điều này có thể khiến cảm giác đau nhức thêm trầm trọng.
Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có tính kháng khuẩn rất tốt, việc sử dụng nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch chất nhờn, mảng bám xung quanh răng. Bạn có thể tự pha nước muối bằng cách cho 2 thìa muối vào 300ml nước ấm, khuấy đến khi muốn tan là có thể sử dụng bình thường.
Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến địa chỉ làm răng sứ uy tín để được thăm khám lại, điều trị nhanh chóng, tránh những biến chứng không mong muốn.
Cách chăm sóc răng sứ khỏe bền lâu sau khi bọc
Tình trạng răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức gây khó chịu cho người bệnh, chính vì vậy, nắm lòng những cách chăm sóc răng sứ đúng cách ngay dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế đối đa nguy cơ bị đau nhức cũng như giúp răng bền hơn.
Vệ sinh răng miệng
Người bệnh nên chải răng ít nhất 2 lần trên 1 ngày, sử dụng lượng kem đánh răng phù hợp để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám tích tụ trên răng. Thay đổi bàn chải mới sau khoảng thời gian 3 tháng sử dụng để tránh sự tích tụ của vi khuẩn trên bàn chải.
Kết hợp chỉ nha khoa và tăm nước là bước quan trọng giúp duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Điều này giúp làm sạch những thức ăn còn sót lại trên răng, giảm thiểu mảng bám. Không nên sử dụng tăm thông thường vì có thể gây sưa răng.
Chế độ phù hợp
Một chế độ ăn uống phù hợp cũng là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ răng sứ của bạn, giảm tình trạng răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức. Để xây dựng chế độ này, bạn cần:
Tránh những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai: Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ bị sứt răng, vỡ răng làm ảnh hưởng đến răng thật. Thay vào đó, hãy ưu tiên những thực phẩm như thịt cá, rau củ quả, tôm, cua, trứng, sữa giúp cung cấp canxi, tăng cường sức khoẻ cho răng.
Tránh thực phẩm có màu: Các sản phẩm đồ uống như trà xanh, cà phê hay đồ uống có ga thường chứa màu thực phẩm sẽ tác động đến màu sắc thật của răng sứ.
Khám răng định kỳ
Thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để biết được tình trạng răng sứ hiện tại của bạn, từ đó có những lời khuyên, tư vấn và các biện pháp xử lý cần thiết.
Bài viết đã đưa ra nguyên nhân gây răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức cũng như các biện pháp khắc phục. Hy vọng, với những chia sẻ của nha khoa Việt Mỹ người bệnh sẽ biết cách xử lý mỗi khi tình trạng đau nhức, ê buốt ở răng sứ xuất hiện.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc: Cắm vít niềng răng có đau không?
Top 4 dòng trụ Implant Hàn Quốc phổ biến hiện nay
25 tuổi niềng răng được không? Có còn hiệu quả không?