Nhổ răng khôn
Răng khôn luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi cảm giác đau nhức kinh khủng mà nó mang lại. Vậy răng khôn là gì? Những điều đặc biệt cần lưu ý khi nhổ răng khôn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những kiến thức bổ ích về chiếc răng khôn gây nhức nhối này nhé!!
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn được gọi là “răng số 8” hay răng hàm lớn thứ ba, đây là những chiếc răng mọc sau cùng ở mỗi bên hàm. Thông thường, răng khôn sẽ mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi, có những trường hợp sớm hơn từ 16 đến 17 tuổi, cũng có những trường hợp trễ hơn là sau 30 tuổi.
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI2. Tác dụng của răng khôn
Cho đến hiện nay, nha khoa thế giới vẫn chưa thể kết luận ý nghĩa về sự tồn tại của những chiếc răng khôn nhưng sao nó lại mang nhiều rắc rối. Đồng thời, các chuyên gia vẫn chưa đủ minh chứng để thống nhất có nên nhổ bỏ răng khôn hay không.
Tên gọi “răng khôn” xuất hiện có thể vì những chiếc răng số 8 này thường mọc trong giai đoạn trưởng thành. Con người đã có khả năng nhận thức mọi thứ. Do xuất hiện chậm hơn các răng khác, trải qua quá trình hình thành chân răng và răng phải đủ lớn thì mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi nên răng khôn thường mọc lệch, gây cảm giác đau nhức dữ dội.
Hầu hết răng khôn đều mọc không thuận lợi như mọc ngầm, mọc ngược, mọc nghiêng, mọc kẹt khiến mọi người cảm thấy đau nhức, khó chịu, vô cùng phiền toái. Vì vậy, đối với nhiều người răng khôn chẳng có tác dụng gì đối với chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Theo công bố của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam (Vidental). Ước tính đến nay có tới 85% dân số nhổ bỏ răng khôn thay vì để nó tồn tại đến hết quãng đời.
Một số ít trường hợp may mắn, răng khôn mọc thẳng và không gây xâm lấn đến các chiếc răng khác nên không gây cảm giác đau đớn. Vì vậy, một số người lại cho rằng răng khôn cũng có ý nghĩa riêng của nó.
Đa số quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng xuất hiện những cơn đau buốt cực kỳ khó chịu. Không những thế răng khôn còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, trong quan niệm của nhiều người, răng khôn không có tác dụng gì ngoài những cơn đau “thấu trời”.
3. Thời điểm nhổ răng khôn
Theo các chuyên gia nha khoa, thời gian thích hợp để nhổ bỏ răng khôn là từ 18 đến 25 tuổi. Ở thời điểm này, chân răng đã được hình thành khoảng 2/3 . Khi trên 35 tuổi, quá trình nhổ bỏ răng khôn sẽ trở nên khó khăn hơn do lúc này xương hàm đã cứng hơn và đặc hơn.
– Khi nào nên nhổ răng khôn
Bác sĩ khuyến cáo nhổ răng khôn với những trường hợp cụ thể như sau:
- Răng khôn mọc lệch, xâm lấn đến các răng khác gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đau nhức, viêm nhiễm kéo dài, gây u nang,…
- Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng đã có dấu hiệu răng mọc lệch về phía các răng thật, sẽ xâm lấn trong tương lai, do đó cần phải nhổ bỏ.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi nướu và xương hàm nhưng lại không khớp với răng đối diện, khiến răng khôn mọc dài ra xâm lấn đến hàm đối diện, tạo khoảng hở dạng bậc thang giữa các răng khiến thức ăn bị nhồi nhét vào bên trong răng lâu ngày gây lở loét hàm.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi nướu và xương hàm nhưng lại có hình dạng bất thường, dị dạng, có thể làm mắc kẹt thức ăn với răng bên cạnh, dễ dẫn đến sâu răng cũng như bệnh lý viêm nha chu trong tương lai.
- Răng khôn bị sâu răng hoặc viêm nha chu, cần phải nhổ bỏ để chỉnh hình và trồng răng giả.
– Khi nào nên giữ lại răng khôn
Với những trường hợp đặc thù sau đây thì không cần thiết phải nhổ bỏ răng khôn
- Trong quá trình khám tổng quát, nếu bác sĩ cảm thấy răng khôn mọc thẳng, không xâm lấn đến các răng khác, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chung thì bác sĩ sẽ yêu cầu để yên và theo dõi
- Bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh nền toàn thân như tiểu đường, bệnh lý tim mạch, chứng rối loạn đông cầm máu,….
- Việc loại bỏ răng khôn không ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh, cấu trúc khoang hàm,…
4. Có cần xét nghiệm máu trước khi nhổ răng khôn không?
Câu trả lời là “có”. Việc xét nghiệm máu trước khi khổ răng khôn nhằm xác định các chỉ số sinh lý trong máu để chắc chắn rằng không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình đông máu hay số lượng tế bào máu để bác sĩ xác định khả năng lành thương sau khi nhổ răng khôn diễn ra suôn sẻ.
Việc lấy máu xét nghiệm là để tránh hiện tượng chảy máu liên tục, không lành vết thương sau khi phẫu thuật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng không đáng có như nhiễm trùng kéo dài.
5. Quy trình nhổ răng khôn tại Nha Khoa HAKI
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Nếu bạn cảm thấy vùng nướu bên trong tận cùng của cung hàm trở nên đau nhức khó chịu, ngay lúc này, bạn nên đến phòng khám để được nha sĩ theo dõi quá trình mọc răng khôn cũng như đưa ra hướng điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Việc khám răng sơ bộ rất quan trọng bởi vì sau khi xác định chính xác vị trí mọc răng cũng như bệnh nền của bệnh nhân bác sĩ mới có thể đưa ra quyết định là nhổ bỏ hay giữ lại răng khôn.
Bước 2: Tiêm thuốc tê
Nhổ răng khôn chỉ thuộc dạng tiểu phẫu nên không cần phải tiến hành gây mê, bác sĩ chỉ cần tiêm thuốc tê cho bệnh nhân để giảm cảm giác đau nhức. Sau 1 đến 1,5 tiếng, sau khi thuốc tê mất tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng nhổ răng.
Bước 3: Nhổ răng
Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng rạch một đường trên nướu để lấy phần thân và chân răng khôn ra ngoài. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch đi nhiều, bác sĩ sẽ phải dùng máy khoan nha khoa để cắt răng ra thành nhiều phần khác nhau mới có thể lấy răng khôn ra dễ dàng hơn cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng đến xương hàm cũng như các răng lân cận.
Thời gian nhổ bỏ răng khôn phụ thuộc vào vị trí và hướng mọc của răng. Trung bình chỉ tốn 15 – 30 phút để loại bỏ một chiếc răng khôn nhưng cũng có những trường hợp kéo dài hơn, thậm chí là vài tiếng.