Hàm duy trì là gì? Tại sao phải đeo hàm duy trì?
Hàm duy trì là khí cụ nha khoa được chỉ định sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Nó có tác dụng giúp ổn định vị trí của răng, đảm bảo rằng kết quả của việc chỉnh nha được duy trì lâu dài.
Sau khi tháo mắc cài, mô nướu và dây chằng nha chu cần thời gian để thích nghi với cấu trúc mới. Nếu không sử dụng hàm duy trì, răng có thể di chuyển trở lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, sau thời gian niềng răng, tổ chức quanh răng như mô nướu và ổ chân răng rất nhạy cảm, không thể giữ răng vững chắc. Do đó, việc sử dụng hàm duy trì là cần thiết để ổn định vị trí răng sau khi tháo mắc cài, ngăn ngừa tình trạng xô lệch.
Hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới và tạo xương mới hài hòa với răng, quá trình này có thể mất từ 9 đến 12 tháng. Vì vậy, các bác sĩ chỉnh nha khuyến cáo nên đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng.
Đeo hàm duy trì có ăn được không?
Khi được chỉ định đeo hàm duy trì, nhiều bệnh nhân lo ngại không biết đeo hàm duy trì có ăn được không. Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể ăn uống khi đeo hàm duy trì, vì nó được thiết kế vừa vặn với xương hàm và răng, không ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống.
Vấn đề chủ yếu là tâm lý; nếu không lo lắng về hàm duy trì, bạn sẽ không cảm thấy bất tiện. Ngược lại, nếu bạn quá chú ý vào nó, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi ăn.
Nên ăn gì khi đeo hàm duy trì?
Khi đeo hàm duy trì, bạn nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt, nhưng không cần kiêng khem như lúc niềng răng:
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, giảm áp lực lên răng.
- Thực phẩm xốp, mềm (bánh bông lan, bột ngũ cốc, đậu hũ…): Do kết cấu mềm, xốp, những loại thực phẩm này không chỉ dễ ăn cho người đeo hàm duy trì mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Món ăn từ trứng: Giàu vitamin D, tốt cho răng và xương hàm.
- Thức ăn chín mềm: Nên ăn cháo, súp, canh; thịt, cá, rau củ nên nấu chín nhừ để không cần nhai nhiều và dễ nuốt
- Nước ép và trái cây mềm (Đu đủ, thanh long, bơ, cam, quýt,…): Nước ép và trái cây mềm không tạo áp lực lớn lên răng, ngoài ra chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng,
Ngoài ra, khi đeo hàm duy trì bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và uống thêm nước. Sau khi ăn, hãy vệ sinh răng miệng và hàm duy trì sạch sẽ.
Kiêng ăn gì khi đeo hàm duy trì?
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường khi đeo hàm duy trì, tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau để hàm duy trì bền, không bị ố vàng:
- Thực phẩm cứng và giòn: Bánh kẹo, các loại hạt, khoai tây chiên, bỏng ngô.
- Thực phẩm dai và khó nhai: Xôi, bánh nếp, bánh mì kẹp, bánh pizza.
- Thực phẩm có đường và tinh bột bám dính: Dễ tích tụ vi khuẩn, gây sâu răng và hôi miệng.
- Thực phẩm dính: Kẹo cao su khó nhai và dễ bị kẹt trong hàm.
- Trái cây cứng: Táo, ổi, lê, có thể làm hư hỏng, cong vênh hàm duy trì.
- Thức uống có gas và thực phẩm ngọt: Nước ngọt, cà phê, socola, có thể biến đổi màu sắc và chất lượng của hàm.
Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì đúng cách sau khi ăn
Với câu hỏi đeo hàm duy trì có ăn được không, câu trả lời là có. Nhưng sau khi ăn, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cả hàm duy trì và răng miệng đúng cách. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp duy trì hiệu quả của hàm mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây là các bước vệ sinh hàm duy trì sau khi ăn:
- Bước 1: Chuẩn bị nước ấm, bàn chải lông mềm, bông tăm và nước ngâm chuyên dụng dành cho hàm duy trì.
- Bước 2: Vệ sinh hàm duy trì sơ qua bằng nước ấm, sau đó dùng bàn chải và kem đánh răng vệ sinh sạch lại.
- Bước 3: Sử dụng bông tăm đã được nhúng vào nước sạch lấy những mảng thức ăn còn bám lại ở các khe nhỏ.
- Bước 4: Ngâm hàm duy trì vào trong nước ngâm chuyên dụng từ 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại bám trên hàm duy trì.
- Bước 5: Lau khô, để ráo nước và bảo quản trong hộp đựng.
Hy vọng qua bài viết trên của Nha khoa Việt Mỹ, bạn đọc đã biết đeo hàm duy trì có ăn được không. Bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh những món ăn có thể gây hại, bạn sẽ giúp hàm duy trì hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ.
Xem thêm:
- Trồng răng Implant giá rẻ có tốt không? Có rủi ro không?
- Top 10 địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín tại TPHCM
- Trồng răng giả bao nhiêu tiền là rẻ nhất? Bảng giá trồng răng 2024
- Chi Phí Nhổ Răng Khôn Mọc Lệch Ra Má Bao Nhiêu?
- Nhổ răng khôn giá rẻ bao nhiêu tiền? Bảng giá tại Nha khoa Việt Mỹ
- Cắt nướu răng giá bao nhiêu tiền? Khi nào cần cắt nướu răng?
- Nhổ răng số 8 bao nhiêu tiền? Bảng giá tốt nhất 2024
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng