Trồng răng bị mất lâu năm được không?
Trồng răng bị mất lâu năm được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể vì nó thực hiện được nhờ vào các công nghệ nha khoa hiện đại. Phương pháp cấy ghép implant cho phép khôi phục lại răng bị mất lâu năm một cách chắc chắn và bền vững.
Khi răng bị mất lâu năm, xương hàm có thể bị tiêu hao và yếu đi. Tuy nhiên, với các kỹ thuật nâng xoang và ghép xương, nha sĩ có thể tái tạo lại xương hàm đủ mạnh để trồng răng mới.
Mất răng lâu năm gây nguy hiểm thế nào?
Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có đến 80% những người bị mất răng không chịu trồng răng sớm vì nghĩ rằng có thể dùng những chiếc răng còn lại để ăn nhai. Nếu là mất răng hàm, đa số mọi người đều không có ý định sẽ không trồng lại vì nó không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ngược dòng nhiều năm về trước, khi mắc phải viêm nha chu hoặc hư răng, phần lớn ai cũng chọn phương án nhổ bỏ răng để gắn răng hàm giả tháo lắp chứ ít ai nghĩ đến giải pháp điều trị để giữ lại răng thật. Đa số mọi người chưa có hiểu biết đúng để trồng lại răng ngay khi nhổ hay đề cao trong việc điều trị và bảo tồn răng thật. Dẫn đến hệ lụy là bị sai lệch khớp cắn toàn bộ hệ thống răng miệng, gây khó khăn hơn cho việc phục hình răng sau này.
Phương pháp trồng răng nào tốt nhất dành cho người bị mất răng lâu năm?
Với những người mất răng từ rất lâu, thường nướu sẽ teo lại đáng kể do bị tiêu xương hàm ở vị trí mất răng. Và để đảm bảo việc ăn nhai hoàn hảo cũng như độ thẩm mỹ cao, lúc này việc trồng răng giả tháo lắp hay bắc cầu răng sứ sẽ không còn là phương án ưu tiên và mang lại hiệu quả tốt nữa. Chỉ còn lại phương pháp hoàn hảo nhất, là cắm ghép Implant.
Với trồng răng Implant, bác sĩ tay nghề cao sẽ đặt chân răng nhân tạo (gọi là trụ Implant), tiếp theo sẽ gắn phục hình răng sứ phía trên nhờ khớp nối Abument.
Ngoài ra, khi đến các phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp CT 3D và tư vấn chi tiết để chọn ra loại Implant phù hợp nhất với mật độ xương hàm mà bệnh nhân hiện có. Với trường hợp tiêu xương hàm hoàn toàn, bác sĩ sẽ ghép thêm xương nhằm tăng thể tích xương hàm, việc này giúp trụ Implant cấy vào được vững chắc, khả năng tích hợp tốt, giảm thiểu tối đa vấn đề bị đào thải.
Một số thông tin bạn phải nắm thật chắc trước khi quyết định cắm ghép Implant
Kỹ thuật trồng răng Implant tương đối khó. Với những bệnh nhân mất răng bị tiêu xương hàm trầm trọng, hoặc sát dây thần kinh (đối với hàm dưới) thì càng phức tạp hơn. Vì thế, việc tìm hiểu lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cao nhất là điều bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Tại các phòng khám uy tín, toàn bộ quy trình điều trị đều phải thực hiện tại phòng phẫu thuật chuyên biệt, đảm bảo vô trùng tuyệt đối nhằm mục đích không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Hiện nay, kĩ thuật trồng răng Implant kết hợp với kĩ thuật gây tê đã rất tiên tiến, kèm với đó là thuốc tê chất lượng cao, phát huy nhanh hiệu và lâu dài nên sẽ mang lại cho bệnh nhân sự thoải mái trong suốt quá trình điều trị.
Cuối cùng, nếu tìm được cơ sở có bác sĩ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm thực hiện thì sẽ càng mang lại hiệu quả, an toàn và thẩm mỹ cao. Thông thường, một ca đặt trụ Implant chỉ diễn ra khoảng từ 15 phút nên cảm giác khó chịu ít khi nào xảy ra.
Với bài viết trên, nha khoa Việt Mỹ đã giải đáp thắc mắc trồng răng bị mất lâu năm có được không. Khi quyết định đi trồng răng hãy đến Việt Mỹ. Chúng tôi tự hào là nha khoa uy tín, chất lượng hàng đầu với hơn 16 năm trong lĩnh vực.
Những bài viết có thể bạn quan tâm:
- Top 5 Nha Khoa Quận 7 Uy Tín Cao, Chất Lượng Tốt
- Giá niềng răng rẻ nhất là bao nhiêu? Có nên niềng răng giá rẻ?
- Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá tốt nhất 2024
- Top 9 Phòng Khám Nha Khoa Uy Tín Nhất Tại TPHCM
- Tẩy trắng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá 2024
- Top 10 địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín tại TPHCM
- Top 7 địa chỉ trồng răng implant tại TPHCM uy tín và chất lượng
- Top 5 địa chỉ làm răng sứ uy tín và tốt nhất tại TPHCM
Bài viết liên quan:
Mới bọc răng sứ nên kiêng gì và ăn gì? Các lưu ý cần nắm
Bọc răng sứ là gì? Quy trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào?
Keo dán hàm giả Fixodent là gì? Cách sử dụng tại nhà