Niềng răng trong suốt có cần nhổ răng không?
Niềng răng trong suốt bao gồm 2 thương hiệu nổi tiếng là niềng răng Invisalign có xuất xứ từ Mỹ và niềng răng Zenyum có xuất xứ từ Singapore. Cả 2 loại đều sử dụng khay niềng trong suốt cho nắn chỉnh răng. Vậy niềng răng trong suốt có cần phải nhổ răng không? Câu trả lời là có thể vì nó tùy vào tình trạng của mỗi người và do bác sĩ quyết định khi thăm khám.
Thông thường mục đích của nhổ răng là nhằm tạo khoảng trống để răng dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn. Ngoài ra, nếu răng đang mắc bệnh lý về răng thì phải nhổ để tranh lây nhiễm răng xung quanh trong quá trình niềng răng.
Tuy nhiên việc nhổ răng khi niềng răng trong suốt là không bắt buộc vì còn có những giải pháp tạo khoảng trống như mài răng, cắt kẽ, nong rộng khung hàm,…Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp nào tốt nhất khi thăm khám tại phòng khám nha khoa uy tín.
Cơ chế hoạt động của niềng răng trong suốt
Phương pháp niềng răng trong suốt được bác sĩ thiết kế dựa trên tình trạng mỗi người. Khay niềng răng được làm từ nhựa chuyên dụng an toàn, thiết kế riêng theo cấu trúc răng hiện tại của bệnh nhân với mức độ điều chỉnh khác nhau.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được thiết kế khoảng 25-40 khay được đánh số thứ tự để tiện theo dõi. Thời gian sử dụng mỗi khay khoảng 2 tuần tương ứng với độ dịch chuyển răng 0.25mm/khay. Để đảm bảo hiệu quả điều trị bạn nên đeo khay niềng răng trung bình 22-24 tiếng mỗi ngày.
Trường hợp cần và không cần nhổ răng khi niềng răng trong suốt
Việc niềng răng trong suốt có cần nhổ răng không? Sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng khác nhau của mỗi người. Do đó để biết những ai cần và không cần phải nhổ răng khi niềng răng trong suốt sẽ có một số trường hợp dưới đây:
Trường hợp cần nhổ răng
Sau đây là các răng cần được nhổ khi niềng trong suốt:
- Nhổ răng số 4 hoặc số 5: Thông thường để tạo khoảng trống trên cung hàm cho răng dịch chuyển, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ đi răng số 4 hoặc răng số 5 . Những răng mọc chen chúc cũng sẽ được nhổ để tạo điều kiện cho các răng khác vào được khoảng trống.
- Nhổ răng khôn (hay răng số 8): Răng khôn là răng mọc sau cùng sau khi các răng khác đã ổn định trên cung hàm. Do đó để đảm bảo hiệu quả, tránh bị lệch hàm sau chỉnh nha do răng khôn mọc ngầm, mọc xiên gây ra thì được nhổ ngay.
- Răng hô, móm, lệch lạc: Nếu tình trạng của những răng này nặng thì muốn được hiệu quả tốt nhất sẽ phải nhổ đi nhằm không gây cản trở quá trình dịch chuyển răng.
Có thể bạn quan tâm: Răng khôn mọc lệch ra má có nguy hiểm không?
Trường hợp không cần nhổ răng
Đối với những tình trạng răng có đủ khoảng trống thì sẽ không cần nhổ răng như:
- Trẻ em trong độ tuổi vàng: Trẻ khi đang trong độ tuổi thay răng (6-12 tuổi) sẽ có cung hàm chưa hoàn chỉnh, xương hàm đang phát triển sẽ rất thuận lợi cho niềng răng.
- Người có cung hàm rộng: Do có vòng hàm lớn không cần tạo thêm khoảng trống cho nên răng có thể sắp xếp vào đúng vị trí mà không cần nhổ.
- Người có răng thưa: Do răng thưa đã có khoảng trống khi bị thưa hở tạo được điều kiện cho răng dịch chuyển nên cũng không cần phải nhổ thêm răng.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng sữa bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết cho trẻ mới nhất!
Vậy là với những giải đáp trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi niềng răng trong suốt có cần nhổ răng không. Tuy nhiên để biết chính xác tình trạng răng hiện tại của bản thân và có giải pháp tốt nhất, bạn cần đến những nha khoa uy tín. Nha khoa Việt Mỹ tự tin là nơi đáp ứng được nhu cầu của bạn với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực.
Nếu bạn đang tìm kiếm các nha khoa uy tín quận 7, nha khoa quận 8 tại Tp.HCM có chất lượng cao và giá niềng răng rẻ nhất thì hãy để lại thông tin bên dưới để được tư vấn tận tâm và sớm nhất nhé!
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc: Cắm vít niềng răng có đau không?
Top 4 dòng trụ Implant Hàn Quốc phổ biến hiện nay
25 tuổi niềng răng được không? Có còn hiệu quả không?