Một số nguyên nhân khiến hơi thở có mùi dù cho bạn đã đánh răng kỹ
Hơi thở có mùi hôi do nhiều nguyên nhân gây nên, dưới đây là một số nguyên nhân chính thường gặp:
Sâu răng và bệnh về lợi
Vi khuẩn gây ra hôi miệng có thể đã ấn náu kỹ trong các kẽ răng của bạn. Nên bạn sẽ khó loại bỏ chúng khi chỉ đánh răng. Thậm chí với những răng trong cùng, bàn chải của bạn sẽ khó chạm đến để loại bỏ vi khuẩn. Và tương tự thế, những vi khuẩn này cũng có thể ẩn nấp trong các túi sâu do bạn bị bệnh nướu răng gây ra.
Bệnh trào ngược dạ dày
Một triệu chứng cũng khá phổ biến hiện này đó là rối loạn tiêu hóa, khiến các chất ở trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, còn được gọi là trào ngược axit mãn tính (GERD)
Việc trào ngược các thức ăn chưa tiêu hóa và axit có trong dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Ngoài ra, GERD cũng có nguy cơ gây ra chứng ợ nóng, cảm giác có vị chua hoặc đắng trong miệng.
Tình trạng sức khoẻ cơ bản
Thực tế một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cũng là nguyên nhân gây hôi miệng, đó là do sự thay đổi hóa học ở trong máu diễn ra hoặc mức độ vi khuẩn trong bạn thay đổi.
Một số tình trạng sức khỏe có thể kế đến như:
- Bệnh tiểu đường
- Suy thận
- Tắc ruột
- Loét dạ dày tá tràng
- Suy gan
Khô miệng
Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc phân huỷ thức ăn và giúp bạn nhai, nuốt dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn giữ cho vi khuẩn trong miệng ở mức có thể kiểm soát được và rửa sạch các mảng thức ăn ra khỏi miệng, loại bỏ đi các loại vi khuẩn.
Nếu các tuyến nước bọt của bạn không sản xuất đủ lượng, nó có thể gây ra tình trạng khô miệng. Khô miệng sẽ khiến vi khuẩn tích tụ nhiều hơn ở trên răng. Điều này cũng là nguyên nhân gây hôi miệng, tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh về nướu.
Lưu ý những người sử dụng thuốc lá và rượu thường xuyên cũng có thể khiến chứng khô miệng gia tăng.
Thực phẩm bạn ăn
Các thực phẩm như hành, tỏi có thể đọng lại ở trong hơi thở của bạn kể cả khi bạn đã đánh răng. Khi tỏi đã đến dạ dày, dầu tỏi sẽ đi vào trong máu, vào phổi và hơi thở của bạn. Năm 2016, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: táo sống, lá bạc hà và rau diếp sống có thể khử được mùi hôi hơi thở do tỏi gây ra.
Chảy dịch sau mũi
Chất nhầy khi chảy ra từ cửa mũi trong vào lại cổ họng cũng có thể gây ra hôi miệng. Chất nhầy này có thể thu hút vi khuẩn. Điều này cũng có thể khiến hơi thở có mùi. Nguyên nhân gây ra chảy nước mũi sau có thể là do: nhiễm trùng xoang, cảm cúm, cảm lạnh.
Hút thuốc
Khi hút thuốc, khói thuốc đọng lại ở trong hơi thở và gây ra hôi miệng. Hút thuốc cũng gây khô miệng và tăng nguy cơ tiến triển bệnh nướu răng. Cả bệnh nướu răng và khô miệng đều có thể là tác nhân gây hôi miệng.
Một số biện pháp khắc phục hơi thở có mùi hôi tại nhà
Tại nhà, bạn có thể điều trị hôi miệng bằng cách cải thiện vệ sinh răng miệng. Sau đây là khuyến cáo của các Hiệp hội Nha khoa Mỹ:
- Đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluor
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ nha khoa
- Tạo chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức uống có đường và các đồ ăn nhẹ
- Thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra và điều trị
- Đánh răng hoặc cạo sạch lưỡi của bạn
- Uống nhiều nước hơn
Nếu bạn đã có thói quen giữ gìn và vệ sinh răng miệng tốt nhưng vẫn bị hôi miệng, lúc này bạn nên tìm đến nha khoa uy tín như nha khoa Việt Mỹ để thăm khám. Nha sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân chính xác hơn khiến hơi thở có mùi hôi và đưa ra phương án xử lý dứt điểm cho bạn.
Những bài viết có thể bạn quan tâm:
- Top 5 Nha Khoa Quận 7 Uy Tín Cao, Chất Lượng Tốt
- Giá niềng răng rẻ nhất là bao nhiêu? Có nên niềng răng giá rẻ?
- Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá tốt nhất 2024
- Top 9 Phòng Khám Nha Khoa Uy Tín Nhất Tại TPHCM
- Tẩy trắng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá 2024
- Top 10 địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín tại TPHCM
- Top 7 địa chỉ trồng răng implant tại TPHCM uy tín và chất lượng
- Top 5 địa chỉ làm răng sứ uy tín và tốt nhất tại TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc: Cắm vít niềng răng có đau không?
Top 4 dòng trụ Implant Hàn Quốc phổ biến hiện nay
25 tuổi niềng răng được không? Có còn hiệu quả không?