Bọc răng sứ có niềng được không?
Bọc răng sứ có niềng được không, câu trả lời là không. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên môn và chuyên gia tại các nơi làm răng sứ uy tín, hầu hết bệnh nhân khi đã làm răng sứ khó có thể đảm bảo niềng răng hiệu quả và an toàn được.
Nguyên nhân là do khi lắp cầu răng sứ, răng trụ không còn chắc khoẻ như ban đầu do bị mài đi. Do đó, việc niềng răng chỉnh nha nếu không cẩn thận có thể làm hư hỏng cầu răng sứ, dẫn đến làm hỏng cả trụ răng thật, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế, răng sau khi bọc sứ vẫn có thể niềng dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng của chuyên gia thông qua 4 yếu tố sau:
Số lượng mô răng còn sót lại là bao nhiêu?
Bọc răng sứ có niềng được không, chắc chắn là có khi đảm bảo số lượng mô răng của bạn lớn. Bọc răng sứ đồng nghĩa với việc bạn phải mài đi răng thật của mình. Nếu cùi răng sau mài vẫn còn nhiều, khả năng cao bạn vẫn có thể niềng răng. Bởi vì khi niềng răng, các bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng sứ và di chuyển bằng cách truyền lực qua răng sứ này. Chính vì vậy, việc truyền lực qua răng sứ gặp nhiều hạn chế di chuyển hơn so với răng thật.
Trong quá trình kéo răng sứ, có thể bị bật ra, tệ hơn là phải thay toàn bộ răng sứ đã niềng trước đó. Vì vậy, số lượng mô răng thật còn sót lại là bao nhiêu sau khi làm răng sứ là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng răng của chúng ta có thể chịu được lực siết của niềng răng không? Cũng như đánh giá chính xác nhất khả năng bọc sứ có niềng răng được không.
Xem thêm: Bọc răng sứ có đau không? Bao lâu sẽ hết đau?
Răng sứ có được làm theo đúng tiêu chuẩn không?
Để trả lời cho câu hỏi bọc răng sứ rồi có niềng răng được không, cần phải xem xét đến yếu tố đúng và quy trình bọc răng sứ chuẩn quốc tế. Nếu mão sứ không khít hoặc không được gắn chặt thì nguy cơ răng bị bật ra ngoài rất cao vì răng phải chịu lực kéo lớn từ khí cụ niềng. Vậy nên, độ chuẩn của răng sứ được xem là căn cứ để xác định có nên tiếp tục niềng răng hay không.
Để đánh giá mức độ kín khít của răng, các chuyên gia sẽ dùng cây thăm khám và rà soát vùng chân răng sứ. Nếu phát hiện vùng răng sâu, khe hở thì bạn sẽ được yêu cầu làm lại phần răng sứ đó trước khi tiền hành niềng răng. Điều này đảm bảo tính an toàn cho răng khi sử dụng khí cụ niềng.
Răng có tình trạng bị cứng khớp hay không?
Các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách sử dụng dụng cụ cầm tay và gõ vào từng chiếc răng. Nếu nghe thấy một âm thanh rắn và vang thì khả năng 20% chân răng đã bị hư tổn. Các bước kiểm tra khác để xác định bọc răng sứ có niềng được không là quan sát các cạnh cắn, mặt phẳng nhai, mặt phẳng cắn, mặt nhai và các đường viền nướu. Tiếp theo đó là chụp X- quang nhằm kiểm tra khoảng cách giữa những dây chằng nha chu. Răng bị cứng khớp sẽ khó niềng răng hơn, vậy nên bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải thích kỹ lưỡng hơn cho bạn về điều này.
Giới hạn di chuyển của răng theo kế hoạch
Nếu bệnh nhân bị hô nặng hoặc móm nặng thì bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng bọc răng sứ có niềng răng được ko. Sau khi tính toán mức độ dịch chuyển tối đa của răng sau khi niềng là bao nhiêu, bác sĩ sẽ xem xét việc niềng răng có ảnh hưởng đến chân răng không. Nếu để răng sứ dịch chuyển tới mức độ bệnh nhân mong muốn trong khi răng gốc có thể bị bật cùi răng khỏi xương hoặc bị tiêu chân thì các bác sĩ không khuyến khích người bệnh niềng răng.
Vì sao đã bọc răng sứ còn niềng răng?
Bọc răng sứ sẽ giúp mọi người có hàm răng trắng sáng và đều đẹp khi bạn áp dụng bọc răng sứ toàn hàm. Ngược lại, nếu bọc răng sứ đơn lẻ từng chiếc thì chỉ khắc phục khuyết điểm của mình chiếc răng đó. Những khiếm khuyết của toàn răng như hô, móm, sai lệch khớp cắn,.. sẽ không thể khắc phục một cách triệt để. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ thường khuyến khích mọi người nên niềng răng.
Khi nào thì nên niềng răng?
Răng bọc sứ có niềng được không sẽ cần có phương pháp niềng răng chỉnh nha phù hợp và áp dụng cho những trường hợp như sau:
- Răng mọc lệch, chen chúc lộn xộn hoặc có răng khểnh.
- Răng bị hô, chìa ra ngoài nhiều.
- Răng bị móm, thụt vào trong.
- Khoảng cách giữa các răng không đều nhau, răng thưa.
- Thiếu răng hoặc mất chân răng khiến răng bị nghiêng.
- Răng bị lệch khỏi đường giữa.
- Các trường hợp sai lệch về khớp cắn như cắn hở, khớp cắn sâu hay cắn chéo cũng cần can thiệp niềng răng.
Xem thêm: Trồng răng Implant giá rẻ có tốt không? Có rủi ro không?
Vậy là Nha khoa Việt Mỹ đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về bọc răng sứ có niềng được không? Nếu muốn niềng răng sau khi bọc răng sứ, hãy đảm bảo răng cứng cáp, cùi răng thật khoẻ và đặc biệt lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để tránh gây ảnh hưởng cho răng nhé.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng