Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng tiến bộ và được ưa chuộng nhất hiện nay. Quá trình bọc răng sứ thường trải qua 5 bước cơ bản sau:
- Thăm khám
- Lấy dấu răng
- Mài cùi răng
- Thử và gắn tạm răng sứ
- Gắn răng vĩnh viễn
Trong các bước trên thì mài cùi răng luôn là bước khiến khách hàng lo lắng và thường đặt câu hỏi: “mài răng bọc sứ có đau không”. Ở bước này, nha sĩ, bác sĩ tiến hành thực hiện mài nhỏ răng theo một tỷ lệ chuẩn xác để tạo trụ. Trong suốt quá trình mài, bạn sẽ được thực hiện gây tê.
Do đó, về mặt lý thuyết, việc mài răng, bọc sứ không hề gây ê buốt, đau hay khó chịu. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít khách hàng đã gặp những cơn đau trong và sau khi mài hoặc bọc sứ. Điều này tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân. Phần tiếp theo của bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn những nguyên nhân gây đau khi bọc răng sứ.
Các nguyên nhân bọc răng sứ bị đau
Như đã nêu ở trên, “không đau” là câu trả lời phổ biến khi được hỏi “bọc sứ có đau không?” Tuy nhiên, những nguyên nhân sau có thể khiến bạn bị đau khi bọc răng sứ:
Bệnh lý về răng
Khi bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc răng yếu hoặc gặp các bệnh lý về răng (viêm tủy, sâu răng, viêm nướu, nha chu…) thì việc mài răng sẽ dẫn đến việc ê buốt, đau nhức kéo dài trong vài tuần. Thậm chí, trong một số trường hợp, nếu răng bị viêm tủy chưa được điều trị hoặc chưa điều trị đủ bước thì chưa thể thực hiện mài răng bọc sứ để tránh tổn thương tủy, nhiễm khuẩn. Tương tự, các bệnh như viêm nướu, nha chu… cũng cần phải được điều trị triệt để trước khi bọc sứ để tránh nhiễm trùng, áp xe thậm chí rụng răng thật.
Do đó, bên cạnh việc đặt câu hỏi “mài răng bọc răng sứ có đau không?” bạn nên hỏi nha sĩ, bác sĩ thêm về tình trạng của răng để nhận được những lời tư vấn cũng như phương pháp tốt nhất.
Kỹ thuật nha sĩ
Nếu nha sĩ, bác sĩ thiếu chuyên môn, tay nghề kém, sẽ dẫn đến một số sai lầm khi mài răng và bọc sứ. Điều này, sẽ khiến cho răng ê buốt và đau nhức hay gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác.
Một số sai lầm thường gặp phải như là:
- Răng mài không đúng tỷ lệ chuẩn xác
- Răng sứ gắn không đúng, không khớp vị trí
- Mão sứ không vừa vặn với răng thật, bị vênh lệch khiến việc nhai bị cấn, cộm gây đau nhức.
Đó là những sai lầm thường gặp phải, còn nhiều sai lầm khác có thể để lại hậu quả nghiêm trọng do chuyên môn và tay nghề kém.
Trang thiết bị chất lượng kém
Phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị và dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Nếu trang thiết bị lạc hậu cũ kỹ sẽ ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ mài răng, cũng như lực mài.
Bọc răng sứ có đau không? Câu trả lời là không đau. Tuy nhiên, nếu rơi vào 3 trường hợp vừa nêu trên, thì khả năng bạn gặp ê buốt, đau nhức là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ nhiều yếu tố để có quyết định tốt nhất khi tiến hành thực hiện bọc răng sứ.
Bọc răng sứ có gây chảy máu không?
Bên cạnh câu hỏi gắn răng sứ có đau không, thì bọc răng sứ có gây chảy máu chân răng không là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm tiếp theo.
Theo các nha sĩ, bác sĩ, bọc răng sứ chỉ tác động trên phần cứng, không ảnh hưởng đến nướu và các mô vì vậy, không gây chảy máu.
Nếu bị chảy máu sau khi bọc răng sứ thì có thể do tay nghề bác sĩ, do cơ địa hoặc bệnh lý răng miệng.
Bao lâu bọc răng sứ sẽ hết đau?
Thông thường,sau khi bọc răng, nếu xuất hiện những cơn ê buốt, đau nhức thì thời gian diễn ra chỉ khoảng 2-3 ngày. Thời gian này, cơ thể sẽ thích nghi là làm quen với hàm mới. Đây là thời gian phổ biến, có nhiều trường hợp chỉ ê buốt trong vài giờ sau khi bọc sứ. Ngược lại, cũng có những trường hợp ê buốt kéo dài 5-7 ngày. Đối với những trường hợp ê buốt kéo dài, bạn nên đến gặp nha sĩ, bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiệu quả.
Ngoài ra, quá trình chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ cũng là yếu tố giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm. Để răng khỏe mạnh, nhanh chóng thích nghi, bạn nên có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng hợp lý.
- Chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn những thực phẩm dễ nuốt, mềm hoặc lỏng. Những thực phẩm như nước uống có gas, đồ ngọt hay thực phẩm cứng, dai, quá nóng, quá lạnh không chỉ làm ảnh hưởng tuổi thọ của răng sứ mà còn khiến cơn đau kéo dài và nặng thêm. Tuyệt đối không hoặc hạn chế hút thuốc lá, dùng thực phẩm chứa axit.
- Cách thức nhai: nên nhai đều 2 hàm tạo sự cân xứng cung hàm.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: đánh răng mỗi ngày 2 lần và sử dụng bàn chải lông mềm, chọn kem đánh răng có bổ sung Fluor để bảo vệ lợi và răng sứ.
- Tái khám đúng hẹn, khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần: để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Từ đó phát hiện và điều trị kịp thời.
Nên bọc răng sứ ở đâu không đau, không chảy máu?
Như đã đề cập xuyên suốt bài viết, chỉ có 1 câu trả lời “Không có” cho 2 câu hỏi làm răng bọc sứ có đau không? có chảy máu không? Bạn có thể làm răng bọc sứ ở bất kỳ bệnh viện răng hàm mặt hay nha khoa uy tín nào. Khi chọn lựa đơn vị thực hiện bọc răng sứ, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:
- Tham khảo các đơn vị uy tín hàng đầu
- Lựa chọn đơn vị có đội y nha sĩ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm
- Tham quan trang thiết bị được sử dụng tại đơn vị
- Tham khảo thêm ý kiến, đánh giá của bạn bè, hoặc những người đã thực hiện tại đơn vị đó
Trên thị trường hiện tại, có khá nhiều đơn vị uy tín trong việc bọc răng sứ thẩm mỹ. Nha khoa Việt Mỹ là một trong những đơn vị được hàng trăm khách hàng tin tưởng lựa chọn bọc răng sứ thẩm mỹ. Trang thiết bị hiện đại, kết hợp với đội ngũ nha sĩ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Nha khoa Việt Mỹ cam kết những ca bọc răng sứ đều được thực hiện không đau và không chảy máu.
Sau khi tham khảo bài viết này, chắc chắn bạn đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bọc răng sứ có đau không. Khi cần bọc răng sứ thẩm mỹ, hãy đặt lịch ngay với Nha Khoa Việt Mỹ để được đội ngũ nha sĩ bác sĩ tư vấn tận tình.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Tẩy trắng răng bằng đèn Plasma liệu có tốt không?
Cách Sử Dụng Bột Trắng Răng Eucryl Hiệu Quả Tại Nhà
Khám phá công nghệ tẩy trắng răng Laser Whitening