Tẩy trắng răng có làm răng yếu đi?
Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng những chất oxy hóa kết hợp năng lượng ánh sáng tạo nên phản ứng oxy hóa. Nhờ đó các chuỗi phân tử màu trong ngà răng bị cắt đứt, giúp răng trắng sáng hơn.
Bên cạnh các cách tẩy trắng răng tự nhiên tại nhà, tại các nha khoa hiện nay đang áp dụng 2 phương pháp tẩy trắng răng phổ biến. Đó là tẩy trắng răng bằng đèn led và tẩy trắng răng bằng đèn laser.
Theo nghiên cứu lâm sàng, 2 phương pháp tẩy trắng răng vừa nêu nếu được thực hiện đúng cách, đều an toàn cho sức khỏe, không gây hại men răng, không ảnh hưởng cấu trúc răng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên thực hiện tẩy trắng răng tại nha khoa uy tín.
Các phương pháp tẩy trắng răng phổ biến hiện nay
Như đã đề cập ở trên, tẩy trắng răng có làm răng yếu đi là quan điểm hoàn toàn sai đối với 2 phương pháp tẩy trắng răng hiện tại. Vậy, 2 phương pháp tẩy trắng răng bằng đèn led và bằng laser là gì? Thực hiện ra sao?
Tẩy trắng răng bằng đèn led
Tẩy trắng răng bằng đèn led là phương pháp sử dụng những chất tẩy trắng như Hydrogen Peroxide hoặc Carbamide Peroxide bôi lên bề mặt răng. Sau đó, dùng đèn led chiếu vào răng. Dưới tác động của ánh sáng led sẽ giúp Peroxide phân hủy nhanh hơn để hình thành các gốc tự do làm trắng răng.
Nhờ sự tác động của ánh sáng led giúp cho quá trình tẩy trắng răng được rút ngắn thời gian mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp có chi phí thấp hơn, so với việc dùng ánh sáng laser.
Cũng như bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào, tẩy trắng răng bằng đèn led tuy đơn giản, nhưng vẫn cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây nguy hại đến răng.
Tẩy trắng răng bằng đèn Laser
Phương pháp này được nhiều cơ sở nha khoa sử dụng. Thuốc tẩy trắng kết hợp năng lượng từ đèn laser sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa giúp loại bỏ những sắc tố gây vàng răng. Phương pháp này giúp phá vỡ sắc tố gây vàng răng, không ảnh hưởng đến men răng hoặc gây tổn thương cho nướu.
Thông thường, phương pháp này được thực hiện trong khoảng 30 phút. Chi phí thực hiện khá thấp. Tuy nhiên, bạn phải chọn nha khoa uy tín thực hiện phương pháp này. Nha khoa uy tín sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng chất lượng, và tay nghề bác sĩ cao, tránh để tia laser sai lệch gây kích ứng môi hoặc nướu
Xem thêm: Tẩy trắng răng bằng laser giá bao nhiêu tiền?
Khi nào nên tẩy trắng răng?
Thông thường bạn nên tẩy trắng răng 1 lần / năm hoặc khi răng ố vàng. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai nhóm nguyên nhân chính gây ố vàng.
Nhóm nguyên nhân gây nhiễm màu trên bề mặt.
- Thức uống và đồ ăn có màu: cà phê, trà, rượu vang, sốt cà chua…
- Đánh răng không đúng cách, mảng bám thức ăn không được làm sạch triệt để.
- Hút thuốc lá lâu năm
Đối với các nguyên nhân này, tuỳ vào tình trạng nhiễm màu, mà phương pháp tẩy trắng răng sẽ có hiệu quả khác nhau.
Nhóm nguyên nhân làm nhiễm màu sâu trong răng:
- Sử dụng kháng sinh Tetracycline khi còn nhỏ hoặc phụ nữ mang thai sử dụng Tetracyclin khiến răng nhiễm màu sâu từ bên trong.
- Bị nhiễm fluor từ nguồn nước sử dụng hoặc từ kem đánh răng
- Do tuổi tác, di truyền,…
Đối với những nguyên nhân này, 2 phương pháp tẩy trắng răng vừa nêu không giúp cải thiện tình trạng ố vàng. Khi răng bị nhiễm do nhóm nguyên nhân này, tốt nhất, bạn có thể thực hiện bọc sứ thẩm mỹ.
Những lưu ý giúp răng không bị yếu đi khi tẩy trắng răng
Để răng không bị yếu đi khi tẩy trắng răng, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Cạo vôi răng, trám răng bị mòn, điều trị những bệnh lý về răng (như ê buốt) trước khi thực hiện tẩy trắng.
- Hạn chế những thực phẩm sẫm màu, nhiều đường
- Tránh đồ ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh, quá dài hoặc quá cứng.
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách
- Không tự ý tẩy trắng răng tại nhà hoặc dùng thuốc tẩy trắng răng nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện tẩy trắng răng.
Như vậy, nha khoa Việt Mỹ vừa giúp bạn hiểu đúng tẩy trắng răng có làm răng yếu đi. Một lần nữa, Việt Mỹ khẳng định, nếu thực hiện đúng cách, tẩy trắng răng không làm răng yếu đi. Khi cần tẩy trắng răng, bạn liên hệ ngay nha khoa Việt Mỹ để lên lịch hẹn thăm khám và được tư vấn tốt nhất.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng