Niềng răng có đau không?
Niềng răng có đau không là thắc mắc chung của nhiều khách hàng hiện nay. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha không xâm lấn xương hàm hay mô nướu mà chỉ dịch chuyển răng từ từ về vị trí đúng. Vì vậy, niềng răng có đau, tuy nhiên thường không gây đau quá nhiều.
Theo các nha sĩ, đau là dấu hiệu cho thấy các khí cụ niềng răng đang hoạt động hiệu quả. Lực siết của khí cụ niềng răng tác động mạnh lên răng, gây ra cảm giác đau và khó chịu cho người niềng. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức này chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần đầu. Sau đó, cơ thể sẽ dần thích nghi và các cơn đau sẽ giảm bớt đáng kể.
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Trong các giai đoạn niềng răng, đâu là giai đoạn đau nhất? Vì sử dụng lực siết để nắn chỉnh răng, hầu hết các giai đoạn đều sẽ gây đau nhức ở mức độ khác nhau. Dưới đây là các giai đoạn chính và cảm giác đau nhức mà bạn có thể gặp phải:
Giai đoạn tách kẽ răng
Tách kẽ răng là giai đoạn đầu khi tạo khoảng trống giữa các răng để răng có thể di chuyển dễ dàng trong quá trình niềng. Sau khi tách kẽ, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt cảm giác đau, cộm và khó chịu, nhưng vẫn ở mức độ chịu được.
Giai đoạn nhổ răng trước khi niềng
Đối với những trường hợp răng xô lệch nhiều hoặc mọc chồng chéo. Nhổ răng là yêu cầu bắt buộc để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Đây là giai đoạn khiến nhiều người lo lắng nhất, tuy nhiên cơn đau này cũng ở trong mức chịu đựng được. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trước khi nhổ răng để giảm bớt cảm giác đau.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng khôn giá rẻ bao nhiêu tiền? Bảng giá tại Nha khoa Việt Mỹ
Giai đoạn đầu đeo khí cụ
Trong những ngày đầu đeo khí cụ niềng răng, khoang miệng chưa quen với sự hiện diện của chúng, dẫn đến việc cọ xát với môi, má và có thể gây ra nhiệt miệng. Bạn sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu, nhưng sau 1 – 2 tuần, khi đã quen với khí cụ, cảm giác này sẽ giảm đi và việc sinh hoạt, ăn uống sẽ trở nên bình thường.
Giai đoạn siết răng định kỳ
Siết răng định kỳ từ 3 – 4 tuần/lần là cần thiết để duy trì lực siết lên răng, giúp răng nhanh chóng di chuyển về vị trí mong muốn. Mỗi lần siết răng sẽ gây ra cảm giác ê răng, nhưng cơn ê này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày.
Niềng răng bao lâu sẽ hết đau?
Vậy niềng răng đau trong bao lâu? Thông thường, cảm giác đau nhức sau khi niềng răng sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Sau thời gian này, cơ thể sẽ dần thích nghi với áp lực tác động lên răng, khiến mức độ đau giảm dần và cuối cùng biến mất hoàn toàn.
Trong một số trường hợp bạn có thể cảm thấy đau trong hơn 1 tháng. Đây là trường hợp không quá hiếm gặp và thường do cơ địa của bệnh nhân chịu đau kém, dẫn đến tình trạng đau kéo dài.
Ngoài ra, kích cỡ dây cung niềng răng sẽ lớn hơn theo từng giai đoạn và việc thay đổi một số loại khí cụ để tạo lực kéo mạnh hơn cũng có thể khiến áp lực tác động lên răng tăng lên, kéo dài thời gian đau.
Nếu bạn cảm thấy cơn đau kéo dài hơn 1 tháng, hãy trao đổi ngay với bác sĩ tại phòng khám răng uy tín để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và thoải mái nhất có thể.
Xem thêm: Giá niềng răng rẻ nhất là bao nhiêu? Có nên niềng răng giá rẻ?
Cách giảm đau khi niềng răng nhanh chóng và hiệu quả
Khi niềng răng, cảm giác đau và khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có nhiều cách giảm đau khi niềng răng nhanh chóng và hiệu quả để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là những phương pháp hữu ích mà bạn có thể áp dụng:
Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. Hãy đảm bảo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để an toàn hơn trong quá trình sử dụng nhé.
Ăn thức ăn mềm
Trong những ngày đầu sau khi gắn hoặc điều chỉnh mắc cài. Hãy chọn các loại thức ăn mềm cho người niềng răng như súp, cháo, sinh tố, sữa chua, và bánh mì mềm để giảm áp lực lên răng và giảm đau.
Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa có thể được sử dụng để che phủ các phần nhọn của mắc cài, giúp giảm ma sát và hạn chế việc gây tổn thương cho môi và má. Điều này sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau và khó chịu.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn nên thực hiện việc này vài lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng các biện pháp lạnh
Áp dụng đá lạnh hoặc túi chườm lạnh lên má bên ngoài nơi cảm thấy đau có thể giúp giảm sưng và tê bớt cơn đau. Hãy chườm lạnh trong khoảng 10-15 phút mỗi lần và lặp lại nhiều lần trong ngày.
Tránh các thức ăn cứng và dẻo
Tránh ăn các loại thức ăn cứng như kẹo cứng, các loại hạt, và đồ ăn dẻo như kẹo cao su… vì chúng có thể gây áp lực lên răng, làm tăng cảm giác đau và dễ gây rớt mắc cài.
Giữ vệ sinh răng miệng tốt
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn. Hãy đánh răng nhẹ nhàng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Có thể thấy việc niềng răng có đau không phụ thuộc vào kỹ thuật được áp dụng và tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, việc lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín là rất quan trọng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và ít đau đớn. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn niềng răng nhanh chóng nhất nhé!
Bài viết liên quan:
Mới bọc răng sứ nên kiêng gì và ăn gì? Các lưu ý cần nắm
Bọc răng sứ là gì? Quy trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào?
Keo dán hàm giả Fixodent là gì? Cách sử dụng tại nhà