Nguyên nhân bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt
Trong thời gian đầu sau khi bọc sứ, răng thật chưa kịp thích nghi mão sứ nên dễ dẫn đến tình trạng ê buốt. Sau khi quen dần thì cảm giác ê buốt này cũng được mất đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt vẫn kéo dài hoặc ngày càng nặng thì bạn nên đến địa chỉ làm răng sứ uy tín để thăm khám và xử lý tốt nhất.
Thông thường, tình trạng răng ê buốt là do những nguyên nhân sau:
Do bị viêm tủy chưa được điều trị triệt để
Trước khi tiến hành bọc sứ, tủy răng và các bệnh lý về răng miệng phải được điều trị triệt để. Nếu sâu răng và viêm tủy vẫn tồn đọng ở cùi răng thì sau khi bọc sứ, có thể bạn sẽ cảm thấy đau buốt.
Nếu sau bọc sứ, xảy ra tình trạng ê buốt viêm tủy mà không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến viêm nhiễm, gây ra các bệnh lý răng miệng khác, thậm chí gây mất răng vĩnh viễn.
Do mài răng quá nhiều
Trong quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ, mài cùi răng là công đoạn bắt buộc giúp tạo điểm tựa vững chắc cho mão răng. Đây chính là thao tác đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn tốt. Thông thường, tỷ lệ mài cùi răng không nên vượt quá 2mm. Nếu nha sĩ bác sĩ chuyên môn và kỹ năng không tốt, răng bị mài nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và tủy răng. Vì vậy, răng bị kích thích dẫn đến tình trạng ê buốt khi uống nước lạnh.
Do chế tác răng sứ sai kích thước
Việc chế tác răng sứ không đúng kích thước hoặc kỹ thuật bọc sứ chưa chuẩn sẽ khiến răng sứ không khít với cùi răng, tạo ra khoảng trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập và phát triển gây ê buốt khi uống nước lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm khớp thái dương hàm và đau đầu.
Ngoài ra, bọc răng sứ chưa chuẩn xác sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn, từ đó, thân răng sẽ chịu lực nhai đổ dồn vào, lâu ngày gây nên ê buốt, đau nhức.
Do răng sứ kém chất lượng
Răng sứ không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng sẽ không đảm bảo tính dẫn nhiệt. Vì vậy, trong quá trình cắn, nhai, gặp nhiệt độ cao hay lạnh sẽ gây nguy hiểm cho cùi răng thật.
Do răng quá nhạy cảm
Nếu bạn có răng quá nhạy cảm thì sau khi bọc sứ, bạn có thể gặp phải tình trạng ê buốt. Dù tay nghề nha sĩ bác sĩ cao, thực hiện đúng kỹ thuật thì vẫn xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên ê buốt sẽ không kéo dài như các trường hợp đã nêu ở trên.
Giải pháp cho bọc răng sứ uống nước lạnh không còn buốt
Khi bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt, thì đây là những giải pháp hữu hiệu cho tình trạng này:
Chữa tủy răng triệt để
Bệnh viêm tủy răng không được điều trị triệt để sẽ khiến vi khuẩn lây lan, gây ra các bệnh lý răng miệng khác.
Trong trường hợp đã bọc sứ, cần điều trị tủy răng, bác sĩ sẽ tháo răng sứ và lấy sạch tủy viêm còn sót lại. Tiếp theo sẽ hàn ống tủy và thực hiện bọc sứ.
Có thể bạn quan tâm: Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?
Dùng thuốc giảm ê buốt răng
Nếu do răng nhạy cảm hoặc ê buốt do chưa thích nghi trong thời gian đầu thì bạn có thể dùng một số thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc phải được dùng theo sự hướng dẫn của y dược sĩ và đúng liều lượng. Bạn không nên tự ý mua thuốc và dùng.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là giải pháp nhanh nhất giúp giảm đau tạm thời. Bạn không được chườm đá trực tiếp lên răng, thay vào đó dùng khăn bọc đá lạnh lại, sau đó đặt lên má ngoài vùng bọc răng sứ.
Đến nha khoa bọc lại răng sứ
Khi răng ê buốt hoặc gặp bất cứ tình trạng khó chịu nào, bạn nên đến gặp nha sĩ bác sĩ ở những phòng khám răng uy tín là giải pháp tốt nhất. Nha sĩ bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng và có phương án điều trị kịp thời, tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Nếu trong quá trình mài cùi răng, phục hình đã xảy ra sai sót thì nha sĩ bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ cũ và tiến hành làm lại răng sứ mới. Quá trình làm lại răng sứ mới bao gồm sửa chữa cùi răng, lấy lại dấu hàm và lắp mão sứ vào cùi răng chuẩn xác nhất.
Chăm sóc răng sạch sẽ với nước muối
Nước muối có tác dụng làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn. Do đó, súc miệng bằng nước muối chính là một trong những cách hiệu quả trong việc giảm ê buốt.
Bạn có thể thực hiện vệ sinh răng miệng với nước muối theo cách sau
- Pha 2 thìa muối vào nước ấm rồi khuấy đều
- Khi muối tan hết, thực hiện súc miệng trong vòng 1 phút
Ngoài ra, chải răng với kem đánh răng có chứa fluor cũng có khả năng giảm sự ê buốt.
Hạn chế đồ ăn cay nóng
Đồ cay nóng chính là thủ phạm kích thích những cơn ê buốt gia tăng. Do đó, để giảm ê buốt và đau nhức, bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn cay và nóng.
Dùng máng chống nghiến
Nghiến răng là tình trạng răng ở 2 hàm nghiến chặt nhau. Điều này tạo áp lực lên chân răng, gây ra tác động ảnh hưởng đến vùng răng bọc sứ, khiến vùng này đau và ê buốt. Nghiến răng còn khiến mão sứ và cùi răng không khít sát, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển, gây nên các bệnh lý về răng miệng.
Do đó, với những bạn có thói quen nghiến răng, hãy dùng máng chống nghiến để giảm tác động lực lên răng, khiến răng dễ chịu và ít tổn thương hơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc: Cắm vít niềng răng có đau không?
Top 4 dòng trụ Implant Hàn Quốc phổ biến hiện nay
25 tuổi niềng răng được không? Có còn hiệu quả không?