Răng sứ bị mẻ có trám được không?
Nhiều người hiện nay chọn bọc răng sứ để cải thiện chức năng ăn nhai và làm đẹp cho hàm răng một cách an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không tránh khỏi tình trạng răng sứ bị nứt, mẻ, vỡ…
Thường thì, khi răng thật nứt vỡ, việc trám răng sứ được coi là phương án đơn giản nhất để khôi phục răng trở về hình dạng ban đầu. Tùy theo tình trạng và vị trí của răng, các vật liệu như Amalgam, Composite,… được sử dụng để trám răng.
Vậy răng sứ bị mẻ có trám được không? Một khi răng sứ trong miệng đã bị mẻ vỡ, thì không thể trám lại được vì vật liệu trám không có khả năng kết nối với răng sứ một cách bền chặt. Đồng thời, do răng sứ được chế tác từ khối sứ riêng biệt nên không thể đắp thêm chất liệu sứ khác vào được.
Nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ
Do chất lượng sứ kém
Việc sử dụng những loại sứ không đúng chất lượng cũng khiến cho khả năng bị mẻ răng sứ tăng cao. Bởi vì sứ không đảm bảo được độ bền, độ chịu lực cần thiết cho việc sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, chúng còn có thể gây kích ứng cho răng miệng.
Do lực nhai quá mạnh
Trong quá trình sử dụng, nếu không chú ý và cẩn thận, răng sứ dễ bị mẻ khi tiếp xúc với lực cắn quá mạnh. Đặc biệt, những chiếc răng sứ đã sử dụng trong thời gian dài sẽ giảm độ bền răng sứ. Việc sử dụng răng sứ để mở nắp chai, nhai các thực phẩm cứng như xương, đá, hay hạt ngũ cốc cũng là nguyên nhân gây ra việc răng sứ bị mẻ.
Do kỹ thuật chế tác răng sứ
Nguyên nhân tiếp theo khiến răng sứ bị mẻ không chỉ đến từ chính quy trình và kỹ thuật chế tác răng sứ. Kỹ thuật chế tác răng sứ đòi hỏi sự chính xác và tinh tế trong từng bước thực hiện. Nếu bác sĩ không tuân thủ đúng quy trình hoặc không sử dụng các công cụ, thiết bị chuyên nghiệp, khả năng bị sứt mẻ răng sứ sẽ cao hơn.
Các trường hợp răng sứ bị mẻ và cách xử lý
Đối với răng sứ bị mẻ thì có hai cách xử lý là mài răng và thay thế mão răng sứ.
Mài răng sứ
Một trong những cách phổ biến nhất là mài răng sứ. Nếu mẻ chỉ là nhỏ và không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng chiếc răng sứ đó. Bác sĩ sẽ thực hiện quá trình mài, làm láng và đánh bóng để khắc phục tình trạng mặt sứ bị mẻ, giúp cho chiếc răng sứ trở nên hoàn toàn tự nhiên.
Thay thế mão răng sứ mới khi răng sứ không may bị nứt, vỡ
Đối với trường hợp mẻ quá lớn, vỡ hoặc hư hỏng nặng, việc mài răng sứ không còn đủ để khắc phục tình trạng. Trong trường hợp này, việc thay thế mão răng sứ mới là phương pháp tốt nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt tháo bỏ phần răng sứ cũ và thay thế bằng mão răng sứ mới. Cách xử lý này không chỉ giúp khắc phục tình trạng mẻ, vỡ mà còn đảm bảo việc ăn nhai và thẩm mỹ của bạn.
Xem thêm: Bọc răng sứ toàn hàm là gì? Khi nào nên bọc răng sứ toàn hàm?
Cách phòng tránh răng sứ bị mẻ
Nguyên nhân chính khiến răng sứ bị mẻ thường liên quan đến thói quen ăn uống hoặc hành vi không tốt như tật nghiến răng khi ngủ. Để phòng tránh răng sứ bị mẻ và mất thêm chi phí để khắc phục, bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Tránh nhai các thực phẩm quá cứng và cẩn thận khi nhai. Ví dụ như xương, vỏ hải sản, đá, bật nắp bia,…
- Sử dụng máng chống nghiến hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ tại nơi làm răng sứ uy tín để khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ.
- Chăm sóc răng sứ đúng cách bảo vệ răng khỏi mòn và nứt vỡ. Đánh răng từ trên xuống, tránh đánh ngang giúp tránh tổn thương cổ răng sứ. Lựa chọn bàn chải mềm cũng giúp hạn chế tổn thương trên răng sứ.
- Chọn một cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện các dịch vụ liên quan đến răng sứ. Bác sĩ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn lựa chọn loại răng sứ chất lượng tốt nhất phù hợp với điều kiện tài chính và nhu cầu của bạn.
Hy vọng qua bài viết trên bởi nha khoa Việt Mỹ, bạn đọc đã biết được răng sứ bị mẻ có trám được không. Việc răng sứ bị mẻ có thể được trám lại tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của răng sứ. Tuy nhiên, để tránh tình trạng này xảy ra, hãy luôn duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng tại nha sĩ.
Xem thêm: Giới thiệu nha khoa giá rẻ ở TPHCM mà bạn nên trải nghiệm
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng