Răng khấp khểnh có bọc sứ được không?
Trước tiên, bạn nên hiểu rõ về răng khấp khểnh là gì, nguyên nhân hình thành…Từ đó dễ dàng trả lời câu hỏi: “răng khấp khểnh có bọc sứ được không?”
Răng khấp khểnh là gì?
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lệch, mọc chen chúc, sai vị trí trên cung hàm. Nhiều trường hợp răng mọc chồng chéo lên nhau, cái ló ra, cái thụt vào. Từ đó, dẫn đến sai lệch khớp cắn giữa 2 hàm, vừa ảnh hưởng tính thẩm mỹ khuôn mặt vừa gây khó khăn trong việc nhai và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể khiến răng gãy, rụng, mất răng.
Răng khấp khểnh không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ nụ cười mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng phát âm: làm thay đổi giọng nói, phát âm không chuẩn, bị xem là nói ngọng
- Chức năng nhai bị giảm sút: khớp cắn không khít, khiến khả năng nhai của hàm bị giảm. Từ đó, thức ăn không được tiêu hoá tốt, tăng áp lực cho dạ dày. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Nguyên nhân răng bị khấp khểnh
Có nhiều nguyên nhân hình thành nên răng khấp khểnh như:
- Di truyền: nếu ông bà, bố hoặc mẹ có răng khấp khểnh thì còn cái cũng có khả năng có răng khấp khểnh
- Thói quen: những thói quen xấu khi còn nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi khi răng đang mọc, thở bằng miệng… sẽ khiến cung răng bị lệch lạc, khớp cắn hở, không khít
- Chấn thương: những chấn thương ở vùng hàm hoặc viêm nướu, nhiễm trùng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng, khớp cắn. Từ đó, răng mọc lệch vị trí trên cung hàm
- Mất răng sớm: những trường hợp này sẽ đối mặt với hậu quả của việc mất răng sớm như khiến các răng mọc sau này khó mọc cố định trên cung hàm. Các răng này có khuynh hướng mọc chen chúc, mọc lệch. Bên cạnh đó, nhổ răng sữa sớm so với độ tuổi quy định cũng dễ khiến xương hàm bị tiêu mất. Vì vậy các răng vĩnh viễn khi mọc không thể định hình vị trí, từ đó, sẽ mọc lệch lạc.
- Trẻ em bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin C… có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành cấu trúc của răng, từ đó làm cho răng mọc không đều nhau.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng sữa bao nhiêu tiền?
Giải pháp cải thiện tình trạng răng khấp khểnh
Dưới đây là một số giải pháp cải thiện tình trạng răng khấp khểnh phổ biến hiện nay:
- Niềng răng: Đây là phương pháp thường được áp dụng để cải thiện tình trạng răng khấp khểnh nặng. Nha sĩ bác sĩ sử dụng bộ khí cụ gồm mắc cài, dây cung hoặc khay trong suốt để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
- Bọc sứ thẩm mỹ: phương pháp này phù hợp với trường hợp răng khấp khểnh mức độ nhẹ hoặc chỉ có 1 vài răng bị lệch. Nha sĩ bác sĩ thực hiện mài một phần răng thật để tạo khoảng trống. Tiếp theo, bọc hoặc dán sứ lên phần răng đã mài.
Răng khấp khểnh có bọc sứ được không?
Như vậy, nếu hỏi rằng “răng khấp khểnh có dán sứ được không?” thì câu trả lời là “có thể”. Nếu “Răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không?” thì câu trả lời là không thể. Vì vậy, tùy vào tình trạng khấp khểnh của răng mà phương pháp bọc sứ áp dụng được hay không. Do đó, muốn bọc sứ răng khấp khểnh, bạn nên đến nha sĩ bác sĩ tại địa chỉ làm răng uy tín để được thăm khám và tư vấn tốt nhất.
Ưu và nhược điểm phương pháp bọc sứ cho răng khấp khểnh
Phương pháp bọc sứ cho răng khấp khểnh có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Phương pháp này có những ưu điểm sau:
- Cải thiện tình trạng khấp khểnh, giúp răng đều hơn, tăng tính thẩm mỹ
- Khắc phục tình trạng lệch khớp cắn, cải thiện chức năng nhai và dễ dàng vệ sinh răng miệng
- Tạm biệt tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, răng đều màu và trắng sáng hơn.
- Chi phí hợp lý, thời gian thực hiện nhanh chóng
Có thể bạn quan tâm: Bọc răng toàn sứ giá rẻ nhất là bao nhiêu tiền?
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp bọc sứ cho răng khểnh có những khuyết điểm sau:
- Nguy cơ gây tổn hại mô răng thật, do tác động của mài cùi răng nên răng dễ bị ê buốt. Trường hợp nha sĩ bác sĩ mài cùi quá sâu có thể gây tổn thương tủy.
- Nếu răng mọc lệch nặng, chen chúc nhiều thì bọc sứ không đem lại hiệu quả, sau khi bọc sứ, răng vẫn bị lệch.
Với những ưu và nhược điểm vừa nêu, khi muốn bọc sứ cho răng khấp khểnh, bạn nên gặp nha sĩ bác sĩ ở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, hiện nay, có những nha khoa không uy tín, nha sĩ bác sĩ không chuyên nghiệp, dù gặp tình trạng răng khấp khểnh nặng, vẫn tư vấn khách bọc răng sứ. Đây là những tình trạng khách hàng cần tỉnh táo và đề phòng.
Những tình trạng răng khấp khểnh không thể bọc răng sứ?
Dưới đây là những tình trạng răng khấp khểnh không nên hoặc không thể bọc răng sứ:
- Răng mọc lộn xộn, xô đẩy và chen chúc nhau
- Răng khấp khểnh kèm theo hô, vẩu, móm, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo
- Răng mọc lệch, chìa ra khỏi cung hàm khoảng lớn
- Răng nhạy cảm, chân răng yếu, lung lay và dễ gãy rụng
Như vậy, bên cạnh việc trả lời câu hỏi “răng khấp khểnh có bọc sứ được không?”, nha khoa Việt Mỹ đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về răng khấp khểnh. Một lần nữa, nha khoa Việt Mỹ khuyến cáo rằng: nếu muốn bọc sứ răng khấp khểnh, bạn nên đến gặp nha sĩ bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp tốt nhất.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc: Cắm vít niềng răng có đau không?
Top 4 dòng trụ Implant Hàn Quốc phổ biến hiện nay
25 tuổi niềng răng được không? Có còn hiệu quả không?