Khi bạn gặp phải những tình trạng về răng như sâu, sứt mẻ nhỏ, các bác sĩ thường chỉ định bạn cần phải trám răng. Trám răng là một kỹ thuật nha khoa khá phổ biến, nhưng để hiểu cặn kẽ trám răng là gì và quy trình trám thực hiện ra sao thì không phải ai cũng biết.

Trám răng là gì?

Trám răng thẩm mỹ là phương án giúp khắc phục những khiếm khuyết của răng như: răng sâu, răng vỡ mẻ, răng thưa, hình dạng răng bất thường,… để làm cho răng đẹp hơn một cách toàn diện cả về hình thể cũng như màu sắc của răng mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như hàm mặt.

Trám răng

Trám răng là kỹ thuật đơn giản. Đầu tiên nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh vùng trám răng sau đó lấp đầy khoảng trống với chất làm đầy chuyên dụng mà không phải mài cùi hay chụp răng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện trám răng. Bạn cần đến nha khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NHẬN ƯU ĐÃI

Các hình thức của trám răng

Trám răng để phục hồi răng

Đây là hình thức bổ sung men răng nhân tạo để khôi phục vào phần men răng bị khuyết thiếu để hoàn thiện lại hình thể cho răng khi răng nị mòn men, bị sâu

Làm sáng bóng răng

Đây là dùng kỹ thuật dùng một lớp men răng mỏng phủ lên toàn bộ thân răng để che đi những chiếc răng bị vàng ố, xỉn màu.

Chỉnh lại hình thể của răng

Kỹ thuật này dùng men răng nhân tạo để tạo hình thân răng cho đẹp hơn đối với những chiếc răng có hình thể không đẹp, méo mó,…

Trám răng ngừa bệnh lý răng miệng

Đây là kỹ thuật dùng men răng để phủ bên ngoài răng nhằm cách ly răng với các tác động có hại từ axit, thực phẩm, lực nhai, nhiệt độ,…

Trám răng áp dụng cho những trường hợp nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu nhận định, các trường hợp nên áp dụng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ sẽ rơi vào các trạng thái sau đây:

  • Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai
  • Răng bị mòn do lực nhai, lực cơ học (chải răng) hay do sự bào mòn của acid
  • Răng bị phá hủy mô răng do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,…
  • Răng có hình thể không hoàn hảo như bị ngắn, bị méo, quá nhỏ,…

Như vậy, trám răng chỉ tác động đến phần thẩn răng có khiếm khuyết, có thể ở rìa răng, cạnh răng, mặt nhai hoặc cổ chân răng,… Những phần thân răng bình thường, không có khiếm khuyết thương tổn sẽ không tác động đến.

Trám răng có đau không?

Nhiều người thắc mắc liệu trám răng có đau không, thực tế thì việc đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất của phòng khám nha khoa, tay nghề của bác sĩ thực hiện cũng như công nghệ trám. Nếu như bạn chọn đúng nha khoa uy tín, chất lượng thì trám răng hoàn toàn không đau hoặc đau rất nhẹ, không đáng lo.

Ngoài ra, nếu bác sĩ kỹ thuật tốt, phòng khám có máy móc hiện đại sẽ giúp việc điều trị trám răng diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.

(Clip: Bé gái được bố đưa đi trám răng sâu tại Nha Khoa Việt Mỹ)

Ưu điểm của trám răng

Sở dĩ, trám răng chưa được nhiều người tin tưởng lựa chọn là do có thể thỏa mãn được nhiều yêu cầu hơn của người thẩm mỹ răng thưa. Cụ thể là:

  • Thực hiện nhanh, tiết kiệm tối đa thời gian. Trám răng được thực hiện nhanh trong vòng 15 phút cho một khe răng thưa, do đó chỉ cần 1 lần đến khám là có thể hoàn tất.
  • An toàn, không xâm lấn răng thật. Đây đơn giản chỉ là gắn thêm vật liệu lên thân răng, không phải mài răng hay làm mất mô răng thật nên không sợ răng bị yếu đi sau hàn trám.
  • Không gây đau đớn, khó chịu. Thao tác hàn trám không xâm lấn răng nên hoàn toàn không gây đau đớn cho người thực hiện.
  • Chi phí thấp. Vật liệu trám có chi phí thẩm và kỹ thuật không phức tạp nên giá trám răng thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
  • Có tính thẩm mỹ cao. Do màu của vật liệu với màu răng gần tương tự nhau nên kết quả khắc phục răng thưa rất hài hòa thẩm mỹ.

uu diem tram rang

Nhược điểm của trám răng

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kẻ trên thì trám răng cũng có những nhược điểm nhất định. Và nhược điểm lớn nhất của biện pháp trám răng là ở độ bền. Miếng trám răng có độ bền chỉ ở mức tương đối, vẫn có nguy cơ bị bung bật do ăn nhai, vì thế thường chỉ duy trì miếng trám được khoảng vài năm. Khi thực hiện trám răng tức là bạn phải chấp nhận hàn trám lại nhiều lần trong đời.

Quy trình thực hiện

Bước 1. Thăm khám tổng quát

Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng. Có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.

quy trinh tram rang

Bước 2. Sửa soạn xoang trám

Bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám.

Bước 3. So màu răng

Bước so màu răng diễn ra để lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.

Bước 4. Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu

Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

Bước 5. Trám răng

Thực hiện quy trình trám răng thẩm mỹ qua các bước tiêu chuẩn: xoi mòn acid, tạo lớp dán và trám composite resin quang trùng hợp.

Bước 6. Kiểm tra lại và hoàn thiện quy trình trám răng

Kiểm tra và mài chỉnh những điểm vướng cộm sau khi trám. Đánh bóng miếng trám và cho bệnh nhân xem miếng trám để đánh giá thẩm mỹ.

Chăm sóc sau khi trám răng

  • Sau khi trám răng, đừng chủ quan rằng bạn sẽ không bị sâu răng hoặc các vấn đề khác một lần nữa. Do đó, bạn cần có chế độ chăm sóc răng thật hợp lý.
  • Trong vòng khoảng 2 giờ sau khi trám răng, bạn nên tránh ăn uống để vật liệu trám có thời gian khô cứng và cố định hoàn toàn trên răng.
  • Không nên sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh bởi một số vật liệu trám như Amalgam có thể dẫn nhiệt, khiến cho răng bị ê buốt.
  • Để giữ cho răng trám cũng như những răng khác sử dụng được lâu hơn, bạn nên hạn chế những thức ăn đồ uống như cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga,… bởi chúng có thể làm răng nhanh chóng bị xỉn màu.
  • Các thức ăn cứng, dai cũng nên hạn chế vì chúng có thể làm cho vật liệu trám bị bong tróc và rơi ra ngoài.
  • Bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách như: chải răng 2 lần sáng tối, sử dụng bàn chải mềm và thay bàn chải 3 tháng/lần. Chú ý chải dọc thân răng, không nên chải ngang bởi có thể gây mòn cổ chân răng,…
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để có thể phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra và có phương án điều trị nhanh chóng.

Về chính sách Nụ Cười Nhân Ái

Nha khoa Việt Mỹ hoạt động với slogan “Tất cả vì nụ cười của bạn”. Đặc biệt hơn, chúng tôi đã tạo ra chính sách “quốc dân” với mong muốn lan tỏa giá trị cho cộng đồng, chính sách mang tên NỤ CƯỜI NHÂN ÁI. Tại đây, nha khoa có những ưu đãi 50%, thậm chí miễn phí 100% chi phí điều trị cho những trường hợp đặc biệt như sau:

  • Trẻ em dưới 10 tuổi: miễn phí 100%
  • Người già trên 70 tuổi: giảm 50%
  • Người có sổ hộ nghèo: giảm 50%
  • Người già trên 70 tuổi và có sổ hộ nghèo: miễn phí 100%
  • Người có BHYT: Giảm 20% – 30% tùy khu vực

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 636 734 để được nhân viên chúng tôi tận tình giải đáp!

Đăng kí tư vấn miễn phí

    Tên của bạn

    Số điện thoại

    Dịch vụ

    ĐẶT-HẸN-NGAY