Sâu răng nên nhổ hay trám?
Vậy sâu răng nên nhổ hay trám? Câu trả lời là nên dựa trên tư vấn của bác sĩ nha khoa, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe răng miệng lâu dài. Các bác sĩ luôn cố gắng hết sức để bảo tồn răng gốc cho bệnh nhân. Vì một khi răng bị nhổ, bệnh nhân cần thiết phải trồng lại răng mới để đảm bảo cho việc ăn uống, thẩm mỹ và tránh ảnh hưởng đến các răng khác trên hàm.
Vì thế, căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có phương án tối ưu cho từng trường hợp:
Trường hợp răng sâu nhẹ
Nếu răng vỡ mẻ ít, chưa gây viêm tủy thì bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp trám răng. Đây chính là phương án điều trị răng sâu mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nhược điểm của trám răng là bạn có thể sẽ phải hàn trám nhiều lần, bởi vết hàn trám thường có độ bền không cao.
Trường hợp sâu răng nặng
Nếu răng bị vỡ mẻ gần như hết cấu trúc của răng, tủy răng đã chết gây ra nhiễm trùng và áp xe xương ổ răng. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nhổ bỏ răng sâu để giảm nguy cơ gây viêm nhiễm cho toàn bộ các răng khác.
Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, bạn nên phục hình lại răng đã mất càng sớm càng tốt, bạn có thể tham khảo phương pháp cắm ghép trụ implant, đây là phương pháp tốt nhất hiện nay giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm và tuổi thọ sử dụng implant rất lâu, có khi là vĩnh viễn.
Vì sao răng bị sâu nặng?
Streptococcus Mutans – loại vi khuẩn là tác nhân chính khiến răng của bạn bị sâu khi các mảng bám ở trên răng không được làm sạch. Thêm nữa, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc quá nhiều tinh bột, sẽ tạo ra axit. Hai yếu tố này kết hợp, tác động lẫn nhau khiến cấu trúc răng của bạn bị mài mòn và vỡ mẻ.
Dấu hiệu ban đầu của sâu răng là xuất hiện những vết trắng, không gây đau nhức. Nhưng theo thời gian, các vết trắng này sẽ chuyển dần thành màu nâu hoặc đen.
Khi răng sâu nặng hơn, bạn sẽ bắt đầu thấy bị đau nhức theo cấp độ tăng dần, hơi thở cũng sẽ có mùi hôi. Nếu bạn không đến gặp nha sĩ để điều trị sớm, tình trạng sẽ diễn biến ngày càng tệ hơn, đó chính là đi sâu vào tủy răng, gây ra cảm giác đau nhức dữ dội, có khi buốt lên tận óc.
Khi nào thì nên trám răng?
Trám răng chính là phương pháp dùng vật liệu nhân tạo để thay thế phần mô răng bị khuyết hoặc để chỉnh lại những khiếm khuyết của răng về mặt hình thể. Theo đó, bác sĩ sẽ tạo hình tại các vị trí trên thân răng như cạnh răng, rìa răng, cổ răng, mặt nhai, mặt trong,… để hoàn thiện hình thể cho thân răng cũng như giúp bảo vệ răng. Và hiện nay, trám răng bằng vật liệu Composite (trám răng thẩm mỹ) đang được rất nhiều người ưa chuộng.
Sau đây là các trường hợp cần phải trám răng.
Răng sâu nhẹ
Những lỗ sâu nhỏ ở răng nếu chưa đến mức điều trị tủy chính là trường hợp thông dụng nhất khiến răng cần được trám lại
Răng bị chấn thương
Khi ai đó bị tai nạn khiến răng vỡ, mẻ nhỏ thì trám răng là phương pháp hữu hiệu giúp tái tạo lại hình dáng ban đầu cho răng. Sử dụng nguyên liệu trám tốt, màu sắc giống răng thật sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của răng được đảm bảo.
Răng bị mòn
Nếu chải răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, dùng thực phẩm chứa nhiều axit lâu ngày sẽ khiến lớp men răng (vùng cổ răng) bị mòn đi, lộ ra lớp ngà răng. Lúc này, trám lại vết mòn là phương pháp giúp bảo vệ lớp ngà răng, giúp giảm cơn đau nhức, ê buốt nếu khi bạn dùng thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Tăng tính thẩm mỹ cho răng
Các trường hợp như răng ố vàng, xỉn màu,… cũng có thể áp dụng trám răng thẩm mỹ. Các bác sĩ sẽ dùng chất trám răng màu sáng hơn, trám lên bề mặt răng, từ đó cải thiện màu sắc cho răng.
Khi nào thì nên nhổ răng?
Một trong những yêu cầu hàng đầu khi bác sĩ điều trị các bệnh lý răng miệng đó là phải cố gắng bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Thế nhưng thực tế, nếu răng bị tổn thương nghiêm trọng, khi thấy có dấu hiệu ảnh hưởng tới các răng khỏe mạnh khác, bác sĩ sẽ sớm chỉ định bệnh nhân cần phải nhổ răng.
Cụ thể các trường hợp chỉ định như sau:
- Răng sâu quá nặng, bị viêm tủy, viêm nha chu gây ra trạng thái tiêu xương, lung lay không điều trị được nữa.
- Răng bị viêm, nhiễm quá mức, gây nên áp xe xương ổ răng hoặc răng bị mẻ gần hết thân răng, chỉ còn chân răng trong xương hàm.
- Răng khôn bị sâu, mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc gây ảnh hưởng và tổn thương đến răng số 7 (bên cạnh).
- Răng cần nhổ bỏ bớt để thực hiện chỉnh nha, niềng răng
Tóm lại, với các câu hỏi như sâu răng nên nhổ hay trám, hay khi nào nên trám răng, khi nào nên nhổ răng thì câu trả lời chính xác nhất của nha khoa Việt Mỹ chính là tùy thuộc vào tình trạng sâu răng của bạn. Nếu nhẹ thì có thể trám, còn trường hợp bị nặng thì cần phải nhổ bỏ đi. Tốt nhất, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn kỹ hơn và đưa ra phương án cho bạn nhé!
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng