Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là khí cụ nhằm đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất khi giúp răng được ổn định nếu không răng sẽ dịch chuyển về vị trí cũ. Có 2 loại hàm duy trì là loại tháo lắp và loại cố định:
- Hàm duy trì tháo lắp: Làm từ dây cung kim loại hoặc từ nhựa trong suốt cao cấp được thiết kế theo lấy mẫu dấu hàm riêng của mỗi người.
- Hàm duy trì cố định: Thiết kế dưới dạng dây thép thẳng hoặc xoắn, có nhiều kích cỡ khác nhau, được gắn vào bề mặt mặt trong của răng trước bằng Composite.
Niềng răng xong đeo hàm duy trì bao lâu?
Vậy niềng răng xong đeo hàm duy trì bao lâu? Câu trả lời là tùy thuộc vào từng đối tượng niềng răng và loại hàm duy trì được sử dụng. Dưới đây là thời gian thông thường đối với từng loại hàm duy trì:
Đối với hàm duy trì tháo lắp
Đa phần bệnh nhân sẽ được đeo hàm duy trì trong suốt có thể tháo lắp sau khi niềng răng nhằm dễ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Để đảm bảo kết quả tốt nhất thông thường sẽ đeo theo khoảng thời gian như sau:
- 3-6 tháng đầu tiên: Đảm bảo đeo hàm duy trì tối thiểu 22 giờ mỗi ngày, chỉ duy nhất tháo ra khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Bác sĩ nha khoa sẽ luôn theo dõi trước khi cho phép chỉ đeo vào ban đêm.
- 2 năm đầu tiên: Sau khi đã trải qua giai đoạn phải đeo toàn thời gian thì có thể chỉ đeo khí cụ này khi đi ngủ.
- Từ năm thứ 3 đến hết đời: Thời gian đeo hàm mỗi ngày được giảm đi, có thể 1 hoặc 2 đêm không nhất thiết phải đeo. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả thì nên đeo nó mỗi đêm.
Lưu ý khi không đeo cần phải bảo quản trong hộp đựng, tránh tiếp xúc nguồn nhiệt và cần vệ sinh mỗi ngày. Khi đeo niềng không nên uống đồ có đường vì đường sẽ kẹt giữa khay niềng và răng gây sâu răng.
Đối với hàm duy trì cố định
Tùy vào trường hợp mà bác sĩ chỉ định gắn hàm duy trì cố định vào mặt sau của răng. Lúc này bạn sẽ phải đeo mọi lúc, mọi nơi, bất chấp việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
Tuy nhiên sẽ không đeo vĩnh viễn mà có thể tháo bởi nha sĩ, lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì tháo rời khi đi ngủ. Một số trường hợp sẽ phải đeo hàm duy trì ít nhất 10 năm. Lời khuyên từ bác sĩ nha khoa là nên đeo bán thời gian cho đến hết đời.
Việc chăm sóc răng miệng khi đeo hàm duy trì cố định rất dễ, bạn chỉ cần đánh răng và thường xuyên dùng chỉ nha khoa. Để loại bỏ được mảng bám và cao răng thì nên dùng bàn chải kẽ răng. Để đảm bảo không sâu răng và vi khuẩn tích tụ do khí cụ gây ra thì nên thường xuyên đi thăm khám định định.
Yếu tố tác động đến thời gian đeo hàm duy trì
Không có thời gian đeo hàm duy trì áp dụng cho mỗi người vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, dưới đây là những yếu tố chính tác động đến thời gian đeo hàm duy trì:
- Độ tuổi niềng răng: Trẻ em niềng răng sớm thì tới tuổi trưởng thành răng đã ổn định, người lớn thì có thể cần nhiều thời gian vì răng dễ dịch chuyển về vị trí cũ.
- Tình trạng răng và xương hàm: Người có răng khỏe sẽ mất ít thời gian so với người có bệnh lý về răng. Ngoài ra sau niềng răng, xương hàm và răng sẽ nhạy cảm và yếu hơn thì thường xuyên chịu lực xiết.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng sẽ đảo bảo được hiệu quả niềng răng nhanh và tránh bệnh lý về răng.
Lưu ý khi đeo hàm duy trì
Khi đeo hàm duy trì để hạn chế các vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả của niềng răng cần chú ý các điểm sau đây:
- Tuân theo đúng chỉ định thời gian đeo hàm duy trì của bác sĩ.
- Vệ sinh, chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng khi đeo hàm để phòng ngừa bệnh lý về răng đặc biệt là sâu răng.
- Thường xuyên tái khám định kỳ để theo dõi và kiểm tra, khắc phục các vấn đề phát sinh nếu có.
Vậy là câu trả lời cho niềng răng xong đeo hàm duy trì bao lâu đã được giải đáp. Để đảm bảo được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng trong suốt quá trình đeo hàm duy trì, bạn nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín và có chất lượng phục vụ tốt. Nha Khoa Việt Mỹ tự tin làm được điều đó, tất cả vì nụ cười của bạn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng