Tủy răng là gì?
Tủy răng là tổ chức gồm những dây thần kinh và mạch máu bên trong của răng. Chúng có liên kết chặt chẽ để nuôi sống răng. Có thể ví von tủy răng như trái tim của răng.
Trong quá trình nhai hằng ngày, nếu không được vệ sinh răng đúng cách, chăm sóc kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng. Từ đó gây ra các bệnh như sâu răng, viêm tủy… Ngoài ra, viêm tủy cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: áp suất môi trường thay đổi đột ngột, răng nhiễm hóa chất…
Viêm tủy sẽ gây đau nhức, sưng lợi ảnh hưởng đến việc ăn uống và những sinh hoạt ngày thường như ngủ nghỉ. Từ đó, chất lượng cuộc sống giảm sút. Thuốc giảm đau có thể giảm cơn đau nhưng không giải quyết triệt để vấn đề. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Khi răng có những dấu hiệu đau nhức, viêm tủy, bạn nên đến gặp nha sĩ bác sĩ để được khám kỹ và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?
Chỉ những trường hợp viêm tủy nặng, mới cần lấy tủy trước khi bọc răng sứ. Khi tủy được lấy, lúc này, răng trở thành “răng chết”. Vì vậy đối với câu hỏi “bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?”, nha khoa Việt Mỹ trả lời “hoàn toàn không đau”.
Ngoài ra, trong quy trình bọc răng sứ, nha sĩ bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng điều trị. Điều này giúp bạn không đau, không ê buốt và cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Trường hợp nào cần lấy tủy trước khi bọc răng sứ?
Trước khi bọc răng sứ, khách hàng sẽ được khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Một số trường hợp phải điều trị bệnh lý răng miệng hoặc được chỉ định lấy tủy trước khi bọc sứ. Dưới đây là những trường hợp cần lấy tủy trước khi tiến hành bọc răng sứ.
Chân răng bị mòn
Nếu chân răng bị mòn nhiều, khiến tủy bị lộ, thì nha sĩ bác sĩ thường yêu cầu phải lấy tủy trước khi tiến hành bọc sứ. Điều này giúp bảo vệ răng thật, phòng tránh lung lay chân răng, mất răng thật vĩnh viễn.
Người bị sâu răng nặng
Nếu răng bị sâu nặng, tủy bị tổn thương trong thời gian dài thì nha sĩ bác sĩ sẽ yêu cầu lấy tủy để bảo vệ cấu trúc răng, tránh gãy hoặc mất răng. Ngoài ra, một số trường hợp sâu răng nặng khiến bị áp xe ổ răng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Người có răng bị chết tủy
Khi răng bị chết tủy chắc chắn phải thực hiện việc lấy tủy. Lấy tủy càng sớm càng tránh vi khuẩn tích tụ ở thân răng, gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Người viêm nướu, viêm nha chu
Trường hợp răng đang bị viêm nướu, bị nha chu, bị sâu răng… thì phải điều trị bệnh trước khi bọc sứ. Tùy vào tình trạng hiện tại của răng mà nha sĩ bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy trước khi bọc sứ hoặc không cần lấy tủy.
Có thể bạn quan tâm: Cắt nướu răng giá bao nhiêu? Khi nào nên cắt nướu răng?
Răng hô, mọc lệch nặng
Nhiều trường hợp răng hô và bị lệch cũng cần phải lấy tủy trước khi tiến hành bọc sứ. Răng mọc hướng ra ngoài nhiều, khiến tủy gặp nguy cơ bị ảnh hưởng trong quá trình mài cùi răng bọc sứ.
Chăm sóc răng sau khi lấy tủy và bọc sứ
Bạn đã có đáp án cho câu hỏi “bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?” Nhưng trong bài viết này, nha khoa Việt Mỹ còn cung cấp đến bạn thêm nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến việc lấy tủy răng.
Tiếp theo, bạn nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng sau khi lấy tủy. Cụ thể như sau:
Tái tạo lại thân răng
Sau khi lấy tủy, để bảo tồn răng thật tốt nhất, tùy vào tình trạng của răng, nha sĩ bác sĩ thường chỉ định bạn trám răng, bọc sứ, cắm trụ… giúp răng vững chắc hơn khi nhai.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi lấy tủy, răng không cảm nhận được độ cứng, dai của thức ăn. Vì vậy, bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tránh những thức ăn quá cứng, quá dai hoặc thức ăn quá nóng, quá lạnh cũng khiến răng thích ứng không kịp, gây nên tình trạng nứt hoặc vỡ răng.
Nhai chậm, nhai thật kỹ
Nếu bạn nhai nhanh, nuốt vội thì nên thay đổi thói quen này sau khi lấy tủy răng. Bạn nên nhai chậm, nhai thật kỹ. Đặc biệt hạn chế sử dụng răng đã chữa tủy để nhai. Điều này dễ khiến răng bị nứt, vỡ, gãy.
Vệ sinh và chăm sóc răng răng miệng kỹ
Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày để giúp khoang miệng luôn sạch. Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm với chỉ nha khoa hoặc tăm nước, nước súc miệng để răng và khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ.
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Việc khám sức khỏe răng miệng định kỳ tại các phòng khám nha khoa uy tín giúp bạn sớm phát hiện những bệnh lý răng miệng, giúp răng được bảo vệ tối đa và có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, khi thăm khám răng miệng, bạn nên thực hiện cạo vôi răng giúp răng miệng sạch sẽ, loại bỏ mảng bám tích tụ và phòng ngừa các bệnh răng miệng nguy hiểm.
Qua bài viết trên, Nha khoa Việt Mỹ hi vọng bạn đã có câu trả lời cho bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không? Để quá trình bọc răng sứ diễn ra tốt đẹp và mang lại chất lượng tốt nhất, bạn hãy đến những địa chỉ làm răng sứ uy tín để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Bọc răng sứ không mài là gì? Bền không? Giá bao nhiêu?
Niềng răng tháo lắp là gì? Hiệu quả thế nào? Giá bao nhiêu?
Cấu tạo răng Implant và vai trò trong phục hình răng mất