Bị móm có niềng răng được không? Giải đáp từ chuyên gia

thumbnail bị móm có niềng răng được không
Đánh giá bài viết
Bị móm có niềng răng được không? Nếu bạn đang trong tình trạng này và đang tìm kiếm câu trả lời cũng như muốn biết mình thuộc trường hợp nên hay không nên niềng răng móm. Hãy cùng nha khoa Việt Mỹ giải đáp và tìm phương pháp hiệu quả nhất qua bài biết dưới đây.

Bị móm có niềng răng được không?

Răng móm (hay còn gọi là khớp cắn ngược) là tình trạng khá phổ biến trong nha khoa thuộc dạng sai lệch tương quan giữa hai hàm. Nếu bình thường khi khép miệng, răng hàm trên sẽ phủ ra ngoài răng hàm dưới. Nhưng đối với răng móm thì ngược lại, răng hàm dưới sẽ phủ ra ngoài răng hàm trên.

tình trạng bị móm có niềng răng được không
Tình trạng răng móm khi hàm dưới đẩy ra so với hàm trên

Thông thường biểu hiện của răng móm có thể được quan sát tại nhà. Đó là khi khép miệng, hàm dưới đưa ra phía trước khiến vùng môi dưới và cằm bị nhô ra, nét mặt nghiêng bị lõm, không hài hòa, không cân đối.

Vậy bị móm có niềng răng được không? Câu trả lời là có, niềng răng là giải pháp tốt để khắc phục răng móm. Tuy nhiên phụ thuộc vào tình trạng răng mỗi người mà có sự điều chỉnh khác nhau. Thông qua niềng răng, các khớp cắn bị lệch sẽ được dịch chuyển về đúng vị trí trên khung hàm. Thông thường có 3 trường hợp như sau:

  • Móm do xương hàm: Phương pháp hiệu quả nhất là phẫu thuật hàm.
  • Móm do răng: Thường là được niềng răng để điều trị.
  • Móm do răng và xương hàm: Sẽ kết hợp cả phẫu thuật hàm và niềng răng.

Nguyên nhân khiến răng bị móm

Răng móm có nhiều nguyên nhân, thông thường là từ những nguyên nhân chính dưới đây:

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị móm, xác suất cao những thế hệ con cái sau này cũng sẽ bị móm.
  • Do răng: Nếu hàm trên thiếu răng cửa làm chiều dài cung răng ngắn hoặc răng cửa hàm trên mọc chậm dẫn đến không có điểm chặn răng cửa hàm dưới. Từ đó tạo điều kiện cung răng hàm dưới trượt ra ngoài.
  • Do thói quen: Thường xuyên đưa hàm dưới ra trước dẫn đến móm răng.
  • Do mất răng sớm: Răng cối sữa hàm dưới bị mất sớm, buộc răng hàm dưới trượt ra ngoài để nhai khi ăn, việc này lâu dài gây nên móm răng.
  • Do nội tiết: Quá trình phát triển của xương hàm dưới bị ảnh hưởng bởi rối loạn chức năng của tuyến yên gây nên tình trạng móm.
  • Do khớp: Dây chằng thái dương lỏng lẻo khiến hàm dưới dễ bị trượt ra trước.
  • Do cơ: Lưỡi hoạt động quá mức đẩy hàm dưới ra ngoài gây mất cân bằng môi, má, và lưỡi từ đó gây nên móm.
móm răng do thiếu răng cửa
Bị thiếu răng cửa gây nên móm răng

Những trường hợp nên và không nên niềng răng móm

Đối với trường hợp nên niềng răng móm, khi răng móm làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt, khả năng nhai, phát âm và vấn đề về bệnh lý răng dẫn đến các bất tiện trong cuộc sống. Từ đó ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày và ngoại hình, bạn nên khắc phục càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi lý tưởng để niềng răng (7-12 tuổi).

trẻ em là độ tuổi lý tưởng để niềng răng
Trẻ em là độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Đối với trường hợp không nên niềng răng móm, tuổi tác là yếu tố nên xem xét trước khi quyết định. Nếu trẻ em quá nhỏ (dưới 7 tuổi) là chưa phù hợp vì xương hàm và răng còn đang phát triển. Còn nếu người quá cao tuổi thì sẽ gặp khó khăn với niềng răng khi càng lớn tuổi thì độ khó càng cao và thời gian càng kéo dài. 

Các phương pháp niềng răng móm phổ biến hiện nay

Mỗi phương pháp niềng răng đều có ưu nhược điểm khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng cho răng móm phổ biến:

Niềng răng mắc cài kim loại thường

Đây là một trong hai phương pháp niềng răng mắc cài kim loại được lựa chọn nhiều vì có hiệu quả cao mà chi phí hợp lý. Phương pháp này sử dụng dây cung được cố định trên rãnh mắc cài thông qua dây thun nha khoa. Nhờ sự đàn hồi của dây thun mà răng sẽ dịch chuyển ổn định và vào đúng vị trí nhanh chóng.

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Đây là phương pháp cải tiến dựa trên niềng răng mắc cài kim loại thường. Phương pháp này sử dụng hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đẩy và giữ dây cung trong mắc cài. Dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài khiến quá trình niềng răng diễn ra liên tục. Dây thun hạn chế bị giãn hoặc bị bung sút bất ngờ.

phương pháp niềng răng phổ biến cho răng móm
Các loại niềng răng phổ biến cho răng móm

Niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê

Gồm 2 loại là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự động. Cơ chế hoạt động của mắc cài sứ tự động tương tự như mắc cài kim loại tự động. Để trông giống như răng thật mắc cài sứ là lựa chọn tốt do có tính thẩm mỹ cao hơn. Mắc cài pha lê cũng có đặc tính tương tự như mắc cài sứ.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Đây là phương pháp niềng răng tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này dùng các khay niềng trong suốt để tác động lực lên răng thay vì sử dụng mắc cài dây thun. Ưu điểm lớn của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao và dễ dàng, thoải mái trong ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Bị móm có niềng răng được không? Đến đây hẳn bạn đã có câu trả lời và lựa chọn cho mình phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên một phần không thể thiết khi niềng răng đó là chọn được nha khoa uy tín, chất lượng tốt. Hãy đến với nha khoa Việt Mỹ nơi mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Giá niềng răng rẻ nhất là bao nhiêu? Có nên niềng răng giá rẻ?

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY

    Tên của bạn

    Số điện thoại

    Dịch vụ

    Chi nhánh:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    sms phone zalo messenger