Răng sứ có bị ố vàng không?
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người yêu thích hiện nay. Bọc răng sứ giúp cải thiện các khuyết điểm của răng như: răng xỉn màu, răng mọc khấp khểnh, răng sứt mẻ…Tuy vậy, nhiều khách hàng lo lắng rằng “răng sứ có bị ố vàng không?”.
Về lý thuyết, răng sứ không bị ố vàng, xỉn màu, đổi màu như răng thật. Răng thật dễ bị xỉn màu do bề mặt men răng có những lỗ nhỏ li ti khiến màu của những thực phẩm đậm màu dễ dàng ngấm vào những lỗ nhỏ ấy và làm cho răng đổi màu. Ngược lại, răng sứ được phủ lớp sứ trên bề mặt. Lớp sứ này nhẵn và kín và còn có men chống nhiễm màu, kháng khuẩn. Do đó, răng sứ gần như không bị ảnh hưởng, tấn công từ màu của thực phẩm hay những tác nhân gây đổi màu răng khác.
Tuy nhiên trên thực tế, cũng đã có không ít khách hàng gặp tình trạng răng ố vàng, xỉn màu sau một thời gian bọc răng sứ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng sứ bị ố vàng? Nha khoa Việt Mỹ giải đáp ngay câu hỏi này ở phần thông tin bên dưới.
Nguyên nhân răng sứ bị ố vàng
Có nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị xỉn màu, ố vàng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến răng sứ đổi màu.
Do chất lượng men sứ
Theo nhiều chuyên gia, men sứ phủ lớp ngoài chính là yếu tố giúp mão sứ chống lại sự tác động của những tác nhân gây xỉn màu răng. Trong trường hợp đơn vị nha khoa sử dụng răng sứ giá rẻ nên lớp phủ sứ kém chất lượng không đảm bảo độ tinh khiết thì chắc chắn sau một thời gian sử dụng, răng sứ sẽ xuống màu. Ngoài ra, còn có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng khác như nứt, vỡ, gãy răng khi nhai.
Mão sứ kém chất lượng cũng chính là nguyên nhân khiến răng sứ xỉn màu. Răng sứ kém chất lượng có mão sứ không phải làm từ sứ mà từ nhựa tổng hợp composite nên khả năng chống bám màu kém, sử dụng thời gian ngắn là thấy rõ răng sứ xỉn màu.
Một lần nữa, nha khoa Việt Mỹ khẳng định đáp án của câu hỏi: răng sứ có bị vàng không? Là không xỉn màu. Tuy nhiên, trước khi bọc răng sứ, bạn nên chọn đơn vị nha khoa uy tín, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng răng sứ để tránh răng sứ kém chất lượng, bị ố vàng.
Do bọc sứ kim loại
Răng sứ có 2 loại: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Răng sứ kim loại có phần khung sườn bên trong được làm từ kim loại. Do đó, khi tiếp xúc thức ăn uống thì vi khuẩn và nước bọt trong khoang miệng sẽ tạo ra hiện tượng oxy hóa, gây thâm đen viền nướu và ố vàng răng sứ. Vì vậy, tại các đơn vị nha khoa, nhiều nha sĩ bác sĩ khuyến khích chọn răng toàn sứ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa có tuổi thọ cao.
Ngoài ra, trong giai đoạn chế tác mão sứ, nếu kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản, kinh nghiệm và tay nghề không tốt, dễ làm sai tỷ lệ phủ men sứ lên răng. Khi tỷ lệ bị sai, lớp phủ sứ chống lại tác động oxy hóa kém, khiến chất lượng chống ố vàng của răng bị giảm.
Có thể bạn quan tâm: So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ loại nào tốt hơn
Do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng chính là nguyên nhân khiến răng sứ ố vàng.
Chẳng hạn như đây là một số thói quen khiến răng sứ nhanh bị ố vàng
- Thói quen đánh răng mạnh sẽ khiến lớp men sứ bị mài mòn và khiến răng nhanh ố vàng.
- Không đánh răng, vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn, khiến cho thực phẩm đậm màu và mảng bám tích tụ.
- Thói quen cạo vôi răng 3-6 tháng/lần: đây là thói quen tốt giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám ố vàng. Nhưng nếu nha sĩ bác sĩ không nắm rõ tình trạng răng của bạn và dùng lực lớn sẽ khiến lớp men sứ bị mòn, răng nhanh xỉn màu.
Kỹ thuật bọc răng sứ chưa đúng
Về vấn đề “răng sứ có bị ố vàng không?”, nếu trong quá trình bọc răng sứ, nha sĩ bác sĩ thực hiện không chuẩn xác tỷ lệ mài răng khiến cho mão sứ và cùi răng không khít nhau. Điều này khiến thức ăn dễ vướng mắc. Lâu dần, răng sứ bị ố vàng và giảm tuổi thọ.
Với những thông tin vừa cung cấp, bạn dễ dàng trả lờI câu hỏi “bọc răng sứ có bị ố vàng không? Đồng thời cũng biết nguyên nhân khiến răng sứ bị ố vàng. Tiếp theo, nha khoa Việt Mỹ sẽ bật mí đến bạn một số mẹo và cách khắc phục khi răng sứ bị ố vàng.
Răng sứ đã ố vàng thì phải làm sao?
Khi răng sứ bị ố vàng, khiến tính thẩm mỹ của răng bị giảm sút. Do đó, rất nhiều khách hàng đã tìm đến các phương pháp tẩy trắng răng. Tuy nhiên, các hóa chất trong thuốc tẩy chỉ có tác dụng với răng thật, không những vô hiệu hóa với mão sứ mà còn bị phản tác dụng, khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Các hóa chất này có thể khiến lớp sứ phủ bên ngoài nhanh chóng mòn, tình trạng ố vàng càng nhanh.
Vì vậy, cách tốt nhất để khắc phục răng sứ xỉn màu ố vàng chính là thay mão sứ mới. Nha sĩ bác sĩ sẽ thực hiện tháo bỏ các răng sứ cũ và thay bằng răng sứ mới. Do đó, sau khi bọc sứ, bạn nên chăm sóc răng thật kỹ và đúng cách để phòng ngừa răng sứ bị ố vàng và tránh thấy lại răng.
Có thể bạn quan tâm: Tẩy trắng răng có làm răng yếu đi không? Khi nào nên tẩy trắng răng
Cách phòng ngừa răng sứ bị ố vàng
Sau khi bọc răng sứ, để tránh răng bị ố vàng, cũng như gia tăng tuổi thọ của răng, bạn nên thực hiện những cách sau
- Đánh răng đúng cách và đều đặn 2-3 lần/ngày. Đánh răng với bàn chải lông mềm và lực chải vừa phải để tránh mòn men răng
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, không nên dùng kem có baking soda vì chất này giúp răng thật trắng sáng hơn nhưng lại mài mòn nhanh chóng lớp sứ của răng sứ. Bên cạnh đó, nên kết hợp với nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để có thể loại bỏ mảng bám tích tụ một cách triệt để nhất.
- Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế dùng thực phẩm đậm màu khiến màu bám lên răng, răng nhanh đổi màu
- Không hút thuốc lá vì trong thuốc lá xoá nicotin là chất khiến răng nhanh chóng bị xỉn màu, ố vàng
- Chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung canxi và khoáng chất giúp răng trắng sáng, nhanh chóng phát hiện các bệnh lý về răng miệng.
- Thăm khám nha khoa làm răng sứ uy tín theo định kỳ 3-6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề răng miệng
Như vậy, nha khoa Việt Mỹ đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi “răng sứ có bị ố vàng không?”. Khi răng sứ bị ố vàng, bạn hãy liên hệ ngay nha khoa Việt Mỹ để được thăm khám và tư vấn tốt nhất.
Nếu bạn quan tâm đến những răng toàn sứ giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng, hãy điền form bên dưới để nhận được sự tư vấn giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng