Niềng răng bị ê buốt khi uống nước là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

niềng răng bị ê buốt khi uống nước là do đâu thumbnail
Đánh giá bài viết
Niềng răng bị ê buốt khi uống nước là do đâu? Đây là hiện tượng thường thấy khi niềng răng khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và khó khăn trong ăn uống. Cùng nha khoa Việt Mỹ tìm nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Niềng răng bị ê buốt khi uống nước là do đâu?

Vậy niềng răng bị ê buốt khi uống nước là do đâu? Thông thường đây là dấu hiệu cho thấy răng nhạy cảm, yếu và đang đối mặt với thương tổn. Dưới đây là một trong số các nguyên nhân chính:

Do răng chưa kịp thích ứng

Khi mới niềng răng, chân răng còn yếu và trong quá trình dịch chuyển do tác động từ khí cụ. Điều này khiến răng rất nhạy cảm đến nổi uống nước cũng thấy ê buốt. Tuy nhiên, khi răng đã thích ứng thì cảm giác ê buốt sẽ có thể không còn nữa.

Có thể bạn quan tâm: Các giai đoạn niềng răng, chỉnh nha bạn cần phải trải qua

răng chưa kịp thích ứng là nguyên nhân niềng răng bị ê buốt khi uống nước
Răng chưa thích ứng trong thời gian đầu gây ê buốt khi uống nước

Do bệnh lý về răng

Các bệnh lý về răng như viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng là tác nhân khiến cho người niềng răng uống nước bị buốt. Nguyên nhân là do trước khi niềng răng chưa được chữa trị triệt để các bệnh lý này hoặc do vệ sinh không tốt trong quá trình niềng khiến răng mắc bệnh. 

Thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến răng, đặc biệt là nghiến răng vô thức trong lúc ngủ khiến lớp men bị mài mòn nhanh chóng. Trường hợp nặng có thể bị sứt mẻ lộ ngà răng, tủy răng do lực khi nghiến răng lớn gấp 10 lần lực ăn nhai bình thường.

Chải răng sai cách

Việc quá lạm dụng việc vệ sinh răng nhiều lần/ngày khiến men răng bị mòn và yếu đi. Ngoài ra, lực chải quá mạnh khiến răng bị tụt nướu, làm trong thời gian dài khiến men răng bị mài mòn.

Có thể bạn quan tâm: 10 cách chăm sóc răng miệng đúng cách, sạch sẽ thơm tho

chải răng sai cách
Chải răng mạnh khiến men răng mài mòn gây ê buốt khi uống nước

Niềng răng sai kỹ thuật

Tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quan trọng vào hiệu quả niềng răng. Nếu bác sĩ dùng lực kéo quá lớn sẽ khiến răng ê buốt trong thời gian dài. Ngoài ra có thể dẫn đến biến chứng như xô lệch răng.

Nền răng yếu

Nền răng đóng góp một phần vào việc ê buốt. Nếu nền răng yếu, bạn sẽ bị ê buốt trong 1-2 tuần đầu do lực kéo của khí cụ tác động lên răng và  xương hàm.

Cách khắc phục hiệu quả tình trạng niềng răng bị ê buốt khi uống nước

Khi cảm thấy ê buốt răng khi uống nước, bạn nên làm theo các cách sau để khắc phục hiệu quả:

  • Súc miệng với nước muối kết hợp với dùng chỉ nha khoa để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại
  • Hạn chế ăn các đồ ăn có chứa acid cao, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng
  • Dùng bàn chải lông mềm và chải nhẹ theo đường tròn hoặc theo chiều dọc, nên chỉ đánh trong vòng 2 phút
  • Dùng kem đánh răng chứa Fluoride để bảo vệ men răng
  • Ăn những món ăn mềm cho người niềng răng với chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng
  • Điều chỉnh nồng nộ của thuốc tẩy trắng ở mức phù hợp
  • Đeo hàm bảo vệ nếu có thói quen nghiến răng đặc biệt là lúc ngủ
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của nha khoa
dùng nước súc miệng hạn chế ê buốt
Dùng nước súc miệng kết hợp chỉ nha khoa để hạn chế ê buốt

Các lưu ý và khuyến cáo để hạn chế ê buốt khi niềng răng

Răng bị ê buốt là tuy là tình trạng thường thấy nhưng nếu kéo quá dài tức là đang có vấn về nghiêm trọng. Lúc này bạn không nên tự ý bỏ mặc hoặc tìm cách tự chữa tại nhà mà đến ngay nha khoa để được thăm khám kịp thời.

Thông thường tình trạng ê buốt kéo dài là dấu hiệu của biến chứng thường gặp khi niềng răng. Lúc này cần phải kiểm tra kỹ bởi bác sĩ chuyên môn để được đưa ra phương án điều trị nhằm hạn chế ê buốt. 

thăm khám khi bị răng ê buốt
Thăm khám nha khoa nếu ê buốt kéo dài

Cách hạn chế tốt nhất để người niềng răng bị ê buốt khi uống nước là chọn nha khoa uy tín, chất lượng. Nha khoa Việt Mỹ tự hào là nơi có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực. Đến với chúng tôi, bạn sẽ yên tâm về chất lượng cũng như tư vấn giải pháp cho khắc phục ê buốt răng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Giá niềng răng rẻ nhất là bao nhiêu? Có nên niềng răng giá rẻ?

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY

    Tên của bạn

    Số điện thoại

    Dịch vụ

    Chi nhánh:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    sms phone zalo messenger