Khi nào nên niềng răng?
Khi nào nên niềng răng? Nhiều người vẫn chưa biết thời điểm lý tưởng để niềng răng. Niềng răng ở độ tuổi thích hợp mang lại hiệu quả tốt hơn, vì xương hàm của trẻ em từ 6 – 12 tuổi còn mềm và dễ uốn nắn.
Đây là thời điểm lý tưởng để phát hiện các dấu hiệu mọc răng bất thường, giúp định hướng cho sự phát triển của răng và xương hàm. Nếu trì hoãn, xương hàm cứng hơn, thời gian niềng sẽ kéo dài và đau đớn hơn.
Ngoài giai đoạn 6 – 12 tuổi, người lớn vẫn có thể niềng răng nếu răng và xương còn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì xương đã ổn định, việc di chuyển răng sẽ khó khăn hơn, dẫn đến thời gian niềng kéo dài và kết quả có thể không như mong đợi.
Người trưởng thành nên niềng răng khi thấy tình trạng răng hiện tại ảnh hưởng đến tâm lý hoặc khi muốn thay đổi diện mạo mà không phẫu thuật thẩm mỹ. Niềng răng cũng giúp cải thiện khả năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng và sức khỏe tổng thể. Hơn nữa, một hàm răng đều và thẳng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Răng như nào thì nên niềng?
Răng như nào thì nên niềng? Nếu bạn gặp một trong các tình trạng răng sau, bạn nên niềng răng để cải thiện vẻ ngoài và sở hữu ngay một nụ cười tự tin.
Răng hô
Răng hô (răng vẩu/khớp cắn sâu) là tình trạng hàm trên phát triển quá mức, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, cũng như xương hàm và khớp thái dương. Niềng răng giúp giảm tình trạng hô và làm răng đều hơn. Tùy mức độ, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng hoặc thời gian điều trị, có thể cần phẫu thuật hàm để đạt kết quả mong muốn.
Răng móm
Răng móm (khớp cắn ngược) là tình trạng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc thói quen xấu như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi.
Có ba dạng răng móm là móm do răng, móm do xương hàm, hoặc móm do cả hai. Dấu hiệu nhận biết khá đơn giản: xương hàm dưới đưa ra trước, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên khi ngậm miệng, và cằm dài hơn, đưa về phía trước.
Răng thưa
Răng thưa là tình trạng các răng mọc cách nhau, gây mất thẩm mỹ, nhất là với răng cửa. Tình trạng này có thể gây khó khăn khi ăn uống, vì thức ăn dễ mắc vào kẽ răng. Nguyên nhân thưa răng có thể do bẩm sinh, thiếu răng hoặc cung hàm rộng.
Sau khi niềng răng, các khoảng trống sẽ khít lại, đồng thời răng cũng sẽ được nắn chỉnh thẳng hàng, giúp vệ sinh răng dễ dàng hơn. Thời gian niềng răng thưa thường nhanh hơn từ 3 – 6 tháng so với các tình trạng khác.
Răng lệch lạc, chen chúc
Răng lệch lạc (răng khấp khểnh) là tình trạng răng mọc không đều, có thể xoay ngang, vào trong hoặc ra ngoài, hoặc chồng lên nhau. Nguyên nhân có thể do thói quen xấu (như mút tay, đẩy lưỡi), cung hàm hẹp, hoặc mọc răng khôn.
Răng lệch lạc có thể dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng cần thăm khám và chụp X-quang để xác định chính xác nguyên nhân. Thời gian niềng răng thường từ 2 – 3 năm và có thể nhận thấy sự thay đổi sau 6 – 8 tháng niềng.
Răng cắn hở
Răng cắn hở là tình trạng hai hàm không cắn vào nhau, thường do thói quen xấu từ nhỏ như ngậm mút ngón tay, đẩy lưỡi hoặc thở miệng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm, giao tiếp và sức nhai của bạn, khiến việc điều trị tốn nhiều thời gian và công sức.
Các phương pháp niềng răng hiệu quả
Hiện nay, có 4 phương pháp niềng răng được nhiều người lựa chọn, đó là:
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất. Với các mắc cài làm từ kim loại, phương pháp này sử dụng dây cung để tạo lực kéo, dần dần di chuyển răng về vị trí mong muốn.
Ưu điểm lớn nhất của niềng răng mắc cài kim loại là khả năng điều chỉnh nhiều vấn đề nha khoa một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thời gian điều trị thường ngắn hơn so với một số phương pháp khác. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là tính thẩm mỹ chưa cao, bởi mắc cài kim loại có thể gây cảm giác tự ti khi giao tiếp.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là sự lựa chọn thay thế cho mắc cài kim loại. Với chất liệu sứ có màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, phương pháp này không chỉ đảm bảo hiệu quả trong việc điều chỉnh răng mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao hơn. Vì thế, nếu bạn không muốn để lộ mắc cài khi niềng răng thì nên chọn niềng răng mắc cài sứ.
Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý rằng mắc cài sứ có thể dễ bị vỡ hơn khi chịu lực mạnh, và giá thành của phương pháp này thường cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại.
Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong, hay còn gọi là niềng răng mặt lưỡi, là một phương pháp niềng răng đặc biệt, các mắc cài sẽ được gắn ở mặt trong của răng. Điều này giúp cho niềng răng trở nên hoàn toàn vô hình khi nhìn từ bên ngoài.
Mặc dù phương pháp này có tính thẩm mỹ cao, nhưng kỹ thuật niềng răng mặt trong thường phức tạp hơn, yêu cầu bác sĩ có trình độ tay nghề cao và thời gian điều trị có thể kéo dài hơn so với các phương pháp khác.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là một trong những lựa chọn tiên tiến nhất trong ngành nha khoa. Thay vì sử dụng mắc cài và dây cung, phương pháp này sử dụng các khay niềng nhựa trong suốt, có thể tháo ra và lắp vào một cách dễ dàng. Khay được thiết kế riêng biệt cho từng giai đoạn điều trị và gần như không nhìn thấy, giúp bệnh nhân cảm thấy tự tin trong quá trình niềng.
Phương pháp này mang lại sự thoải mái và thuận tiện trong việc vệ sinh răng miệng, nhưng giá thành thường khá cao và không phải trường hợp nào cũng phù hợp với phương pháp niềng này.
Những lưu ý khi niềng răng
Để quá trình niềng răng thuận lợi, nhanh chóng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tái khám định kỳ: Tái khám răng định kỳ theo lịch hẹn để các nha sĩ điều chỉnh lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng và kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng phát sinh.
- Chế độ ăn uống khi niềng: Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ gây sâu răng và viêm lợi. Đồng thời, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm quá cứng, dai có thể làm đứt dây cung hoặc ảnh hưởng lực kéo.
- Vệ sinh và chăm sóc răng niềng: Vệ sinh răng niềng cẩn thận vì thức ăn dễ bám vào mắc cài, dây cung, tích tụ mảng bám, cao răng, gây hôi miệng và sâu răng. Người niềng răng nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng thường xuyên để loại bỏ hết thức ăn thừa.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bạn cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ như đeo thun tại nhà, khí cụ mặt ngoài để tăng lực kéo. Nếu có thói quen xấu như cắn bút, mút ngón tay, lưỡi đẩy răng thì nên bỏ ngay, tránh ảnh hưởng quá trình di chuyển của răng.
Hy vọng qua bài viết trên, Nha khoa Việt Mỹ đã giúp bạn biết được khi nào nên niềng răng. Bạn chỉ nên niềng khi thực sự cần thiết, khi ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ hoặc chức năng của răng miệng. Trước khi quyết định niềng răng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 7 địa chỉ niềng răng giá rẻ uy tín tại TPHCM
- Top 10 địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín tại TPHCM
- Tẩy trắng răng bằng laser giá bao nhiêu tiền?
- Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá tốt nhất 2024
- Bảng giá nhổ răng tại nha khoa uy tín và chất lượng 2024
- Cắt lợi bao nhiêu tiền? Khi nào nên cắt lợi?
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Tẩy trắng răng bằng đèn Plasma liệu có tốt không?
Cách Sử Dụng Bột Trắng Răng Eucryl Hiệu Quả Tại Nhà
Khám phá công nghệ tẩy trắng răng Laser Whitening