Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho bé mầm non

thumbnail cách chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non
Đánh giá bài viết
Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe nướu và răng của các bé. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản của Nha khoa Việt Mỹ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc răng miệng cho các bé theo từng độ tuổi.  

Nguyên nhân dẫn đến bệnh răng miệng ở trẻ

Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở trẻ em sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả hơn. Thông thường, bệnh răng miệng ở trẻ em xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây.

Sự chủ quan của cha mẹ

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ không chỉ bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết về chăm sóc răng miệng mà còn do sự chủ quan của cha mẹ trong việc này. Thực tế cho thấy rằng sâu răng từ nhỏ có thể tạo ra những tác động tiêu cực không chỉ đối với sức khỏe răng miệng của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng giao tiếp của chúng khi lớn lên.

Một số bậc phụ huynh chưa có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Họ thường cho rằng vì trẻ còn nhỏ nên việc đánh răng hàng ngày không quan trọng. Điều này là một quan điểm sai lầm và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

sự chủ quan của ba mẹ làm trẻ sâu răng
Một trong các nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh về răng miệng là sự chủ quan của cha mẹ

Sự phổ biến của đồ hộp, thức ăn nhanh

Đồ hộp và thức ăn nhanh ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù tiện lợi và nhanh chóng, nhưng những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản và đường, có thể gây hại cho sức khỏe, trong đó có cả sức khỏe răng miệng của trẻ. 

Đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ

Nghiên cứu của các chuyên gia về răng hàm mặt đã chỉ ra rằng đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ chính là nguyên nhân gây sâu răng. Khi các tác nhân này kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo thành mảng bám trên răng.

Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit gây hại, phá hủy men răng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như viêm nướu và bệnh nha chu.

 

vi khuẩn trong răng miệng của trẻ
Vi khuẩn bám trên răng sẽ tàn phá răng của bé

Xem thêm: Cắt nướu giá bao nhiêu? Khi nào nên cắt nướu răng?

Tại sao cần chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non?

Nhiều bậc cha mẹ xem nhẹ việc chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non nhưng lại không biết rằng phần lớn các bệnh về răng miệng hiện nay của trẻ đều xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Dưới đây là những lợi ích của khi chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non: 

  • Hạn chế mắc bệnh lý về răng miệng: Đa số các vấn đề về răng miệng ở trẻ như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng thường bắt nguồn từ việc chăm sóc răng miệng sai cách. Để trẻ luôn có răng khỏe mạnh, người lớn cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày, đồng thời hạn chế trẻ ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt và giàu tinh bột.
  • Kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa: Việc chăm sóc răng miệng đúng cách giúp răng trẻ chắc khỏe, tăng cường khả năng nhai thức ăn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
  • Giúp trẻ phát âm dễ dàng: Cấu trúc của răng miệng ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Nếu răng trẻ có vấn đề như mọc lệch, hàm không đều, có thể khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm chuẩn xác.
  • Giúp trẻ có nụ cười tự tin: Hàm răng cân xứng và đẹp mắt giúp trẻ có một nụ cười tự tin và rạng ngời
tại sao nên chăm sóc răng miện cho trẻ mầm non
Một hàm răng trắng đẹp giúp bé có một nụ cười tự tin, rạng ngời

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

Từ 0 đến 3 tuổi

  • 0 – 6 tháng: Mẹ nên vệ sinh ti vú trước khi cho bé bú và tránh để bé ngậm ti liên tục hoặc ngậm bình bú khi ngủ. Người lớn không cho trẻ nếm thức ăn, không hôn miệng trẻ hoặc đưa tay vào miệng bé để tránh vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng của bé.
  • 6 – 18 tháng: Những chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên còn khá yếu. Cha mẹ vệ sinh bằng gạc rơ thấm nước muối pha loãng để làm sạch răng, nướu và lưỡi. 
  • 18 – 24 tháng: Trẻ bắt đầu ăn vặt, người lớn không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt, đồ có ga, đồ tinh bột. Sử dụng bàn chải mềm và nên dùng các loại kem đánh răng nuốt được. 
chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi
Cha mẹ nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm cho bé

Từ 4 đến 6 tuổi

Trong giai đoạn này, cha mẹ cần giải thích cho bé về từng phần của răng để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng. Hướng dẫn trẻ cách chải răng cẩn thận, không sót một góc nhỏ nào để loại bỏ vi khuẩn. 

Cha mẹ nên chọn loại bàn chải có hình dạng sinh động, lông mềm, và kích thước phù hợp với miệng của bé. Kem đánh răng cũng nên được chọn cẩn thận, lựa chọn loại có chứa florua ở mức hợp lý để bảo vệ răng khỏi sâu răng.

Từ 6 đến 8 tuổi

Trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn và cần có sự chăm sóc đặc biệt từ phía cha mẹ. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng sâu răng. 

Bé nên đánh bằng kem đánh răng có hàm lượng florua >150mg/100g kem đánh răng, kết hợp với việc sử dụng bàn chải răng mềm và dễ cầm nắm. Cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ chải răng từ trên xuống dưới để đảm bảo làm sạch các kẽ răng bên trong, giúp trẻ phát triển thói quen chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ.

chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 6 đến 8 tuổi
Cha mẹ nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm cho bé

Từ 9 tuổi

Từ 9 tuổi là trẻ có thể đánh răng như người lớn. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp để đảm bảo vệ sinh cho răng và nướu. Bên cạnh đó, trẻ cần phát triển thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. 

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ, đảm bảo rằng răng và nướu của trẻ được chăm sóc đúng cách. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như răng bị ố vàng, chảy máu, hoặc sâu răng,… cần điều trị và khắc phục ngay. 

Hy vọng rằng thông tin trong bài viết Nha khoa Việt Mỹ sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức và kỹ năng để chăm sóc cho răng miệng cho trẻ một cách chu đáo và hiệu quả. Bên cạnh việc hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, cha mẹ có thể dạy trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe răng từ nhỏ để hình thành thói quen tốt. Nếu tình trạng răng miệng của trẻ có chuyển biến xấu hãy đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám kịp thời.

Xem thêm: Chi phí nhổ răng số 8 tại nha khoa bao nhiều tiền?

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY

    Tên của bạn

    Số điện thoại

    Dịch vụ

    Chi nhánh:

    sms phone zalo messenger