Trên thực tế, mất răng có thể có tác động sâu rộng, bao gồm các vấn đề về răng miệng, các vấn đề sức khỏe tổng quát và mất đi tự tin nữa. Đó là lý do tại sao bạn nên thay thế những chiếc răng đã mất, và quan trọng hơn là bạn phải chủ động trong việc chăm sóc răng miệng để tránh bị mất răng. Sau đây là những hậu quả của nó!
6 hậu quả của việc mất răng không phải ai cũng biết
1. Các răng khác bị di chuyển
Nếu không điều trị tái tạo lại răng sớm, các răng bên cạnh sẽ có dấu hiệu di chuyển theo hướng về phía khoảng trống của răng bị mất.
Về lâu dài, khoảng trống giữa các răng càng lớn, nó sẽ vừa làm hỏng nụ cười của bạn, vừa gây ra các trạng thái tiêu cực cho răng miệng như:
- Thức ăn dễ tích tụ, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, nha chu. Nếu nha chu nặng lại có thể dẫn đến mất răng.
- Khi răng di chuyển, nướu sẽ bị tụt lại sẽ gây đau nhức, chân răng bị ảnh hưởng và thậm chí có thể dẫn đến mất răng nhiều hơn.
- Chức năng ăn nhai cũng trở nên khó khăn hơn. Mất răng khiến bạn dùng lực mạnh hơn để nhai các thức ăn dai, cứng. Thậm chí bạn sẽ trở nên lười ăn hơn, chỉ muốn dùng những thức ăn mềm, nhanh, điều này rất không tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.
2. Gây tiêu xương hàm
Mất răng gây ra các vấn đề với xương hàm của bạn vì nó làm giảm lượng kích thích tạo ra khi nhai và cắn. Việc kích thích là quan trọng để duy trì mật độ xương và giúp xương khỏe mạnh.
Một khi răng chưa được thay thế, tình trạng tiêu xương có thể tiếp diễn và nghiêm trọng hơn là khiến bạn mất nhiều răng.
3. Các vấn đề về mô mềm
Khi bị mất xương, bạn cũng có thể bị giảm mô nướu. Điều này có xu hướng gây ra các điểm đau nhức, đặc biệt là nếu bạn đeo răng giả. Ngay cả lưỡi của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng trogn trường hợp bị mất tất cả các răng. Lưỡi sẽ to ra để lấp đầy khoảng trống của răng bị mất.
4. Thay đổi về ngoại hình trên khuôn mặt
Tiêu xương hay sự dịch chuyển của răng do bị mất răng đều có khả năng ảnh hưởng đến diện mạo trên gương mặt của bạn. Thực tế cho thấy, mất răng sẽ khiến quá trình lão hóa đến nhanh hơn, khiến bạn trông trở nên già hơn 10 tuổi.
Khi mất răng, chiều cao của xương giảm khiến chiều cao của khuôn mặt giảm theo. Một số thay đổi sẽ xuất hiện như:
- Góc môi thay đổi
- Làm sâu các đường dọc trên môi của bạn
- Một sự thay đổi của cằm khiến nó di chuyển về phía trước, tạo ra “cằm phù thủy”
- Vẻ ngoài bạn thường xuyên cau có
- Môi mỏng
- Làm sâu các đường dọc dọc sống mũi
- Trông mũi của bạn to hơn
5. Các vấn đề sức khỏe chung
Khi mất răng, hiệu suất ăn nhai kém có thể khiến bạn ăn uống không cảm thấy ngon miệng, việc ăn uống ít hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Những người đang mang răng giả thường có mức độ hấp thụ thuốc cao hơn (ví dụ như thuốc điều trị rối loạn dạ dày và ruột) do giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất xơ cần thiết cho dạ dày và ruột. Điều này khiến việc tiêu hóa không đúng cách và hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi.
Và về lâu dài, sức khỏe tổng thể cũng kém đi, tuổi thọ cũng có nguy cơ bị rút ngắn lại.
6. Ảnh hưởng tâm lý
Dù cho bạn sở hữu 1 bộ răng giả 1 phần hoặc toàn bộ để thay cho răng và khôi phục nụ cười của bạn, bạn vẫn có thể cảm nhận được những ảnh hưởng tâm lý của việc mất răng.
Răng bị lệch không chỉ làm thay đổi diện mạo của bạn mà còn có thể gây ra các vấn đề khác khiến bạn tự ti như khó nói, khó ăn và hôn. Nếu bạn lo lắng về những vấn đề này, bạn có thể tự cô lập mình. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm.
Giải pháp tốt nhất cho răng bị mất
Cấy ghép trụ Implant là câu trả lời lý tưởng cho tình trạng răng bị mất. Đây là một giải pháp mang tính vĩnh viễn, không chỉ giúp cải thiện vẻ ngoài của bạn mà còn trả lại chức năng thích hợp. Trên thực tế, cấy ghép Implant thậm chí còn thúc đẩy sức khỏe xương hàm.
Implant nha khoa bao gồm một trụ titan được cấy vào xương hàm một cách chắc chắn để thay thế chân răng của bạn. Sau khi làm răng Implant, nó sẽ hoạt động chính xác như răng thật và giống như chân răng tự nhiên của bạn.
Vậy là bạn đã biết được 6 hậu quả của việc mất răng ảnh hưởng đến bạn như thế nào trong tương lai. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào, hoặc cần biết rõ hơn về phương pháp cắm ghép Implant. Hãy gọi ngay về tổng đài của Nha khoa Việt Mỹ 1900 636 734 để được chúng tôi tư vấn tận tâm nhé!
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có lợi thừa ở răng hàm thì phải làm sao?
Nhiệt miệng ở nướu và những điều bạn cần biết
Các răng nào không nên nhổ? Các điều cần biết khi nhổ răng