4 dấu hiệu tác hại của cao răng cho thấy bạn cần đến gặp nha sĩ sớm
Cao răng là một chất lắng cặn dạng cứng của những muối vô cơ, thường bám dính trên bề mặt của răng. Cao răng nếu không phát hiện sớm, nó sẽ dễ phát triển thành bệnh lý nghiêm trọng cho răng nói riêng và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Dưới đây là các dấu hiệu tác hại cảnh báo đến bạn:
1. Răng bị ố vàng
Răng ố vàng nguyên nhân có thể do yếu tố từ bên trong hoặc bên ngoài. Trường hợp răng ngã vàng do yếu tố bên ngoài như uống trà đậm, coca, café,.. thì nó sẽ tự biến mất sau vài ngày nếu bạn vệ sinh răng kỹ. Ngược lại, nếu đến từ bên trong thì răng sẽ bị vàng ố, khi không xử lý kịp, nó sẽ chuyển sang các bệnh lý nghiêm trọng.
Các mảng vôi răng xuất hiện nhiều thì răng sẽ càng vàng hơn, từ đó khiến nụ cười của chúng ta không còn sáng và đẹp nữa. Hậu quả hơn, chúng còn gây ra hôi miệng mãn tính, cho dù bạn có đánh răng kỹ cũng khó mà hết mùi được.
2. Răng ngày càng xấu đi
Cao răng tích tụ không chỉ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Những mảng bám cứng đầu này làm răng trở nên không đều màu và kém hấp dẫn, ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp.
Cao răng dễ thấy là lớp vỏ có màu vàng hoặc nâu, nằm ở thân răng và dọc đường viền nướu. Cao răng nhiều sẽ cản trở về mặt thẩm mỹ cho bạn. Vì thế, bạn nên lấy cao răng theo khuyến cáo là 6 tháng/lần, mỗi lần lấy vôi răng chỉ mất vài phút và không hề gây ra cảm giác đau đớn.
3. Sưng nướu và chảy máu nướu
Jyoti Sonkar – một vị giáo sư nha khoa của Đại học Boston (Mỹ) chia sẻ rằng: Một trong những cảnh báo cho thấy cao răng đang làm hại sức khỏe của bạn chính là gây sưng nướu và chảy máu trong lúc đánh răng. Khi có quá nhiều mảng bám, nó sẽ gây ra kích ứng nướu, khiến nướu bị sưng to và mềm hơn nên sẽ dễ bị tổn thương hơn.
Thêm nữa, những mảng vôi răng cũng có thể gây ra chứng nhiễm trùng nướu do chứa lượng vi khuẩn cực kỳ lớn. Cơn đau này khá là khó chịu, chúng gây đau âm ỉ trong tủy răng cả tuần liền nếu như bạn không điều trị sớm. Giáo sư Jyoti cũng đã từng mắc phải và ông miêu tả răng nó giống hệt như bị con gì đó gặm nhấm răng mình mãi chẳng dừng.
4. Răng bị ê buốt
Thời gian trôi đi, các mảng cao răng này sẽ ngày càng dày lên và khiến nướu của bạn bị tuột ra khỏi răng. Từ đó nó sẽ làm lộ dây thần kinh của răng và gây ra cho răng sự đau buốt, nhạy cảm hơn trước rất nhiều. Nếu diễn tiến nặng, thậm chí 1 cơn gió thổi qua cũng khiến bạn đau, chứ chưa nói đến việc bạn ăn nhai hàng ngày.
Vậy phải làm sao để loại bỏ và ngừa cao răng ngay tại nhà?
Để ngăn ngừa việc cao răng phát triển mạnh thì việc luôn ưu tiên là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bên cạnh đó bạn cần phải tuân theo 3 nguyên tắc sau để việc này trở nên hiệu quả hơn:
- Đánh răng 1 ngày 2 lần bằng bàn chải điện hoặc lông mềm. Tốt nhất bạn hãy chải răng thật chậm, nhẹ nhàng theo vòng tròn và đảm bảo chải sạch đủ các bề mặt của răng.
- Dùng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày, đặc biệt là sau khi ăn xong để loại bỏ đi các mảnh thức ăn thừa tồn đọngở kẽ răng. Việc làm này khi duy trì thường xuyên, sẽ giúp cao răng lỏng dần và dễ dàng loại bỏ hơn.
- Dùng những loại nước súc miệng chuyên dụng 2 lần/ ngày. Hãy xem xét kỹ lưỡng để chọn các thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để không gây hại men răng của bạn.
Các dấu hiệu trên chắc hẳn hầu hết chúng ta ai cũng đã hoặc sẽ phải trải qua. Quan trọng là bạn đã hiểu được và có ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ càng hoặc điều trị kịp thời để không gây ra các hậu quả đáng tiếc về sau. Hy vọng với bài viết trên nha khoa Việt Mỹ đã giúp ích cho bạn.
Những bài viết có thể bạn quan tâm:
- Top 5 Nha Khoa Quận 7 Uy Tín Cao, Chất Lượng Tốt
- Giá niềng răng rẻ nhất là bao nhiêu? Có nên niềng răng giá rẻ?
- Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá tốt nhất 2024
- Top 9 Phòng Khám Nha Khoa Uy Tín Nhất Tại TPHCM
- Tẩy trắng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá 2024
- Top 10 địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín tại TPHCM
- Top 7 địa chỉ trồng răng implant tại TPHCM uy tín và chất lượng
- Top 5 địa chỉ làm răng sứ uy tín và tốt nhất tại TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Văn Thuyền tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cái nôi đào tạo y khoa hàng đầu cả nước. Với nền tảng kiến thức vững chắc và sự đam mê với nghề, bác sĩ Thuyền chịu trách nhiệm kiểm duyệt và đảm bảo những thông tin trên website chính xác.
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant không? Các sự thật bạn nên biết
Làm răng sứ mất bao lâu thì phục hồi bình thường?
Top 9 kem đánh răng cho người niềng răng tốt nên dùng